Nằm ở ngoại thành cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40km, song Trường Tiểu học Phù Lưu Tế (Mỹ Đức - Hà Nội) lại trong vùng thuần nông nên các em học sinh vô cùng háo hức và tò mò khi lần đầu tiên được tiếp xúc với máy vi tính, được bước vào thế giới mạng với bao điều hấp dẫn và kỳ thú. Chính nhu cầu chính đáng của các em đã chắp cánh cho chương trình “Bánh xe tri thức”- mô hình thư viện di động đầu tiên được triển khai tại Hà Nội.

“Bánh xe tri thức” đã đem lại niềm vui cho nhiều học sinh tiểu học ngoại thành Hà Nội.

Thư viện trên những bánh xe

Bà Jean Tan, Giám đốc điều hành của Quỹ Quốc tế Singapore cho biết, “Bánh xe tri thức” (Words on Wheels - WOW) là một dự án thư viện lưu động được xây dựng và quản lý bởi Quỹ Quốc tế Singapore (SIF) với sự hợp tác của Thư viện Hà Nội và tập đoàn Keppel Land. Sở dĩ được đặt cái tên “Bánh xe tri thức” là vì toàn bộ cơ sở vật chất của thư viện thay vì được đặt trong một tòa nhà vững chắc thì sẽ được trang bị trên thùng của một chiếc xe tải lớn để có thể dễ dàng di chuyển từ trường này sang trường khác.

Thư viện lưu động trên xe tải được trang bị khoảng 1.000 đầu sách tiếng Việt và 500 đầu sách tiếng Anh dành riêng cho độc giả lứa tuổi từ 6-15 tuổi. Cùng đó là nhiều dụng cụ học tập và trò chơi giáo dục như bộ lắp ghép lego, khối ghép hình do chính người dân Singapore quyên góp trong một chương trình từ thiện được tổ chức vào tháng 12-2009. Và một trong những điều được học sinh háo hức chờ đợi nhiều nhất đó là những chiếc máy tính để bàn được kết nối internet và có cài đặt các phần mềm giáo dục.

Cơ hội cho trẻ nông thôn

Bước đầu, “Bánh xe tri thức” sẽ được thực hiện thí điểm tại 10 xã thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội gồm xã Phú Nghĩa, Bạch Thạch, Nồi, Thắng Tri, Lương Châu, Chu Sơn, Hoàng Xá, Đại Đồng, Phù Lưu Tế và Nam Hồng. Theo đơn vị điều hành dự án, đây là các xã nằm cách xa trung tâm thành phố Hà Nội trong khoảng từ 25 đến 80 km và có chung một đặc điểm là phần lớn các hộ gia đình trong các xã này đều là nhà nông, có thu nhập hàng tháng chưa đến 900.000 đồng và hiện không xã nào có thư viện.

Thư viện lưu động sẽ luân phiên đi đến 10 xã được chọn vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Mỗi tuần tại mỗi xã, Thư viện lưu động sẽ dừng lại ở nhà văn hóa địa phương hoặc một ngôi trường. Ngoài cán bộ của Thư viện Hà Nội và tình nguyện viên của Keppel Land, Quỹ Quốc tế Singapore còn dự kiến đưa đội ngũ tình nguyện viên từ Singapore sang Việt Nam để tổ chức các hoạt động giao lưu như kể chuyện, vẽ tranh, làm đồ thủ công và hướng dẫn các em sử dụng máy tính, Internet cũng như các phương tiện truyền thông đa phương tiện khác. Theo bà Nguyễn Ngọc Nguyên, Phó Giám đốc Thư viện Hà Nội, thông qua các hoạt động của Thư viện lưu động, các em sẽ được nâng cao văn hóa đọc và khả năng tự nghiên cứu học hỏi. Dự án sẽ truyền cảm hứng cho giới trẻ, giúp trẻ em tại các xã ngoại thành Hà Nội có quyền ước mơ và hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn.

“Bánh xe tri thức” là mô hình thư viện lưu động đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và có thể phát huy mô hình này tại nhiều vùng còn khó khăn trong cả nước.

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục