Gia đình chị Hà Thị Ngọ, xóm Văn, thị trấn Mai Châu bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái.

Gia đình chị Hà Thị Ngọ, xóm Văn, thị trấn Mai Châu bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái.

(HBĐT) - Sau 20 ngày khởi công, nhà văn hoá xóm với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người Thái đã được dựng lên khang trang, vững chãi, thể hiện sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân xóm Văn, thị trấn Mai Châu (Mai Châu). Lúc đó là năm 2005 nhưng trị giá của ngôi nhà văn hoá này đã lên đến 258 triệu đồng. Ra tận cửa nhà văn hoá đón khách, chị Lò Thị Thành, Bí thư chi bộ xóm Văn không giấu niềm tự hào khi giới thiệu về ngôi nhà văn hoá vừa quy mô, vừa mang đậm bản sắc dân tộc truyền thống của xóm mình.

 

Xóm Văn hiện có 92 hộ với 369 khẩu, chủ yếu là bà con người dân tộc Thái. Theo những tài liệu mà các cụ cao niên trong xóm còn lưu giữ, xóm Văn được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIV, nguồn gốc người Thái ở đây là di cư từ Bắc Hà (Trung Quốc) xuống. Do đó, xóm Văn có những bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của người Thái đã được lớp lớp thế hệ con cháu lưu giữ lại như: hoạt động Xên bản mỗi năm một lần, làm cơm mới (tức là chin kháu mờ) và một số phong tục truyền thống trong lễ cưới, tang ma. Từ những năm 2000 lại đây, nhân dân xóm Văn đã cùng đoàn kết chung tay xây dựng đời sống mới. Năm 2001, xóm đã xây dựng hương ước thôn bản và được UBND huyện Mai Châu phê duyệt, công nhận. Ngoài ra, hương ước của họ Hà và họ Lò được xây dựng từ năm 1999 tiếp tục thực hiện.

 

Hương ước KDC được xây dựng là tiền đề trong xây dựng đòi sống văn hoá mới. Ngày nay, lễ tết được tổ chức trang nghiêm, giảm bớt, xóa bỏ dần tập tục lạc hậu mê tín dị đoan như ốm đau đến bệnh viện khám - chữa bệnh. Ma chay có ban tang lễ điều hành, không để người quá cố trong nhà quá 48h. Việc cưới diễn ra vui vẻ, không thách cưới, tổ chức liên hoan tuỳ điều kiện của hai bên gia đình. Các phong trào như văn hoá, giáo dục được phát triển, con cháu trong độ tuổi đều được đến trường, nhân dân được quan tâm khám - chữa bệnh theo định kỳ. Hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra sôi nổi, tạo đời sống lành mạnh. Cơ sở hạ tầng KDC được hoàn thiện, hệ thống đường giao thông nông thôn đã được cứng hoá đến 100% hộ gia đình. Phong trào tự quản môi trường duy trì góp phần làm cho đường làng, ngõ xóm thường xuyên được vệ sinh, có khu xử lý rác tập trung, bể nước sinh hoạt cộng đồng... KDC không có tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông được hạn chế.

 

Với phương châm xây dựng đời sống văn hoá gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc truyền thống, hiện nay, 100% gia đình người Thái của bản Văn đều đang ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống. Cả xóm có 91 hộ người Thái có tới hơn 70 hộ vẫn còn giữ được khung cửi, duy trì dệt thổ cẩm. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái vẫn được các bà, các mẹ, chị thường xuyên sử dụng. Những món ăn truyền thống như các món đồ, luộc... được lưu giữ ngay trong bữa cơm của mỗi hộ gia đình. Đặc biệt, tập quán ăn Tết cơm mới vẫn được các hộ gia đình lưu giữ. Khi thu hoạch vụ chiêm hoặc vụ mùa, các hộ gia đình tổ chức ăn cơm mới để cầu may và mừng ngày mùa thắng lợi.

 

Năm 2002, xóm Văn được đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Từ đó đến nay, xóm đã giữ vững được danh hiệu này 8 năm liền và là một trong số những làng văn hoá tiêu biểu của huyện Mai Châu. Xóm có 83/92 hộ đạt văn hoá (chiếm 90%), trong đó có 39 hộ đạt gia đình văn hoá 3 năm liên tục. Thu nhập bình quân của xóm đạt 12 triệu đồng /người/năm, toàn xóm chỉ còn 5 hộ nghèo.

 

                                                                                       Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục