Một số sản phẩm đĩa nhạc thiếu nhi đang phát hành trên thị trường

Một số sản phẩm đĩa nhạc thiếu nhi đang phát hành trên thị trường

Với bài hát Chú ếch con, người ta đã dàn dựng, hòa âm tinh tế như thế nào để đem lại sức hấp dẫn cho tiết mục biểu diễn của bé Hương Trà? Đây là câu hỏi mà mỗi chúng ta phải tự vấn

 
Nhân sự kiện bé Hương Trà thể hiện bài hát Chú ếch con bằng tiếng Ý gây thích thú cho người xem trên mạng YouTube, mọi người bỗng giật mình nhìn lại mặt bằng ca nhạc thiếu nhi của chúng ta gần như bão hòa và kém hấp dẫn (ngay với cả thiếu nhi) trong suốt thời gian dài vừa qua… Nguyên nhân vì đâu?

Như một cách ban phát

 Hãy xem lại clip Chú ếch con do Hương Trà hát - phần hòa âm, bè đối đế... được dàn dựng rất nghiêm túc và tinh tế đối với một bài hát thiếu nhi, khúc thức gọn ghẽ và dễ cảm; điều này không phải mình bé Hương Trà làm được mà phải do những người lớn thực hiện… Vậy thì người lớn chúng ta đã làm gì cho âm nhạc thiếu nhi trong nước?

Một số sản phẩm đĩa nhạc thiếu nhi đang phát hành trên thị trường
Không khó để thấy rằng những chương trình ca nhạc thiếu nhi hiện nay được làm như một nghĩa vụ mang tính “ban phát” xuân, thu nhị kỳ cho các em. Những người biên tập, sản xuất chương trình đã từ lâu cảm thấy những sản phẩm âm nhạc thiếu nhi của mình làm ra như “những cơn mưa quý báu đổ xuống cánh đồng khô hạn”.
Tâm lý chủ quan có phần quan liêu đó đã khiến những người thực hiện tự cho phép mình làm ra những sản phẩm thiếu tính tôn trọng và thấu hiểu khách hàng và đương nhiên những sản phẩm, ngay cả sản phẩm âm nhạc cũng vậy, không lắng nghe và thấu hiểu khách hàng thì chắc chắn khi phát hành, các sản phẩm này sẽ bị khách hàng quay lưng...
Vậy “khách hàng” thiếu nhi hiện nay đang có nhu cầu thưởng thức âm nhạc như thế nào? Đó phải là một câu hỏi được đặt ra đầu tiên cho những người thực hiện các chương trình, ấn phẩm ca nhạc thiếu nhi. Hiện nay, nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với 2  thập kỷ trước, ngay với thiếu nhi cũng vậy. Một đứa bé 6 tuổi đã có thể vào mạng từ máy tính của gia đình để đến được với nhiều loại hình giải trí, từ âm nhạc, phim ảnh, video clip, game, thậm chí cả chat…
Như vậy, thiếu nhi ngày nay với cảm quan thưởng thức đã khác xưa rất nhiều, nếu những chương trình ca nhạc thiếu nhi làm ra thiếu sự đầu tư cẩn thận của người lớn chắc chắn không thể hấp dẫn các em, thậm chí gây ấn tượng ngược khi chúng phải ăn mãi những món ăn nhàm chán, nhạt nhẽo...

Tư duy bảo thủ, võ đoán

Nhạt nhẽo là do cách chúng ta “nấu”, bởi nguyên liệu để “nấu món ăn” cho thiếu nhi chắc chắn không thiếu. Một lập luận thường được đưa ra để biện minh cho chất lượng dàn dựng các chương trình ca nhạc thiếu nhi không hấp dẫn và sự kinh doanh không hiệu quả đối với các sản phẩm băng đĩa nhạc thiếu nhi là không có bài hát thiếu nhi mới… Tư duy này thường rơi vào những người làm nghề mang tính bảo thủ và võ đoán.

Trở lại với clip Chú ếch con của bé Hương Trà (đây là một bài hát đã có từ lâu của nhạc sĩ Phan Nhân và chúng ta đang có một nguồn dồi dào, phong phú bài hát thiếu nhi Việt Nam đặc sắc như thế), sức hấp dẫn của nó chính là ở cách hát tự nhiên, đầy hứng khởi của Hương Trà và cả dàn đồng ca với một bài hát được dàn dựng chu đáo và đầy biểu cảm ngay phần âm nhạc; sân khấu và phương tiện biểu diễn cũng bình thường như chúng ta đã và đang có, không phải là những đầu tư cầu kỳ, tốn kém…
Vậy tại sao với bài hát Chú ếch con, người ta đã dàn dựng, hòa âm tinh tế như thế nào để đem lại sức hấp dẫn cho tiết mục biểu diễn của bé Hương Trà? Đây là câu hỏi mà mỗi chúng ta phải tự vấn để tìm cách làm sáng tạo, với một tình yêu trẻ em thật sự nhằm cho ra đời những sản phẩm đầy ý nhị, lôi cuốn và gần gũi với tâm hồn thiếu nhi Việt Nam.

Vì sao nhạc thiếu nhi chưa hấp dẫn?

LTS: Sự kiện Video clip Chú ếch con gây sốt trên YouTube những ngày qua đặt ra một vấn đề cần được quan tâm và thảo luận. Có phải những tiết mục biểu diễn nhạc thiếu nhi thì không hấp dẫn khán thính giả? Có phải vì nhạc thiếu nhi thiếu bài mới nên không làm được sản phẩm hấp dẫn công chúng?... Mở đầu cho những ý kiến thảo luận xung quanh vấn đề này là bài viết của nhạc sĩ Minh Châu.

Bệnh ích kỷ và nạn ê-kíp

Tôi biết trong hàng ngàn nhạc sĩ nước ta có rất nhiều người viết nhạc thiếu nhi với số lượng tác phẩm không nhỏ, ngay một nhạc sĩ sáng tác bình thường cũng có ít nhất vài tác phẩm thiếu nhi, nguồn ca khúc này rất lớn. Vậy tại sao trong hàng chục năm qua, những album, chương trình thiếu nhi vẫn quanh đi quẩn lại là những ca khúc của một số tác giả nhẵn mặt, quen tên với một phong cách sáng tác sáo mòn, thiếu tìm tòi, sáng tạo…?
 
Đã qua rồi thời kỳ của những tư duy độc quyền, sản phẩm chỉ do một mình ta làm ra chẳng sợ ai cạnh tranh cùng mặt hàng ấy. Tư duy ấy sẽ dẫn đến phá sản trong kinh doanh cũng như trong nghệ thuật, bởi như đã nói ở trên, hiện nay, người tiêu dùng cũng như khán giả (dù là thiếu nhi) có nhiều nguồn thông tin của nhiều dạng sản phẩm để chọn lựa khi giải trí.

 

                                                                        Theo NguoiLaoDong

 

 

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục