Lần đầu tiên trong một dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà thơ Lưu Trọng Lư, di sản đồ sộ của ông mới được nhìn nhận và đánh giá đúng. Ông không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, mà trước hết, ông còn là một nhà văn, một nhà văn từng bị "lãng quên".

 

"Nỗi oan" Lưu Trọng Lư

Có lẽ những người yêu văn chương Việt luôn đóng khung một điều rằng, Lưu Trọng Lư là một nhà thơ, với những bài thơ tình nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới, như Tiếng thu… Nhưng khó có ai có thể tổng kết được cuộc đời hoạt động phong phú sôi nổi của một nghệ sĩ như Lưu Trọng Lư. Ông hiện diện trong đời sống văn học nước nhà, không chỉ với tư cách là một nhà thơ, một nhà viết kịch, một người nồng nhiệt đấu tranh cho sự thắng thế của phong trào Thơ Mới, mà ông còn là một nhà văn. Con người "nhà văn" của Lưu trọng Lư đã gần như bị "lãng quên" trong lịch sử văn chương nước nhà.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cùng Hoàng Minh, một người trong câu lạc bộ yêu sách cũ ở Sài Gòn đã dày công sưu tầm, biên soạn lại những tác phẩm văn xuôi của Lưu Trọng Lư. Dù chưa thể đầy đủ, nhưng lần đầu tiên, trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của tác giả Tiếng thu, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã giới thiệu lại một phần di sản của ngòi bút Lưu Trọng Lư, đã từng bị quên lãng suốt hơn nửa thế kỷ. Sưu tập này có thể làm phong phú hơn những hiểu biết về Lưu Trọng Lư, không chỉ như nhà thơ, nhà viết kịch và hoạt động sân khấu, mà còn như một tiểu thuyết gia.

Trong lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Lưu Trọng Lư được tổ chức trang trọng tại Hội trường Hội Nhà văn ngày 14 tháng 6 vừa qua, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã kể lại hành trình "giải oan" cho nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Theo chị Lưu Ý Nhi, con gái của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đây là ý tưởng của gia đình, họ muốn hoàn thiện bộ sách về ông từ lâu, nhưng mãi 20 năm sau ngày ông mất, mới có dịp ra mắt bạn đọc, dẫu chưa đầy đủ nhưng lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm, gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký của Lưu Trọng Lư đã được tái bản lại một cách có hệ thống, giúp người đọc cũng như người nghiên cứu có một cái nhìn đầy đủ về nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Theo nhà nghiên cứu Phong Lê, không phải đến bây giờ mà ngay từ khi ông mới xuất hiện trên văn đàn, Lưu Trọng Lư cũng ít nhiều gây chấn động qua tập truyện Người Sơn nhân, 1933, với lời giới thiệu của Hoài Thanh. Tập truyên khi ra mắt đã nhận ngay được bài khen của Phan Khôi, trên Phụ nữ thời đàm. "Tôi có thể nói rằng, hết thảy từ Giấc mộng con, cho đến Nửa chừng xuân đều là những tác phẩm để kết thúc hết cho cõi tư tưởng của văn nghệ cũ, còn Người sơn nhân là tác phẩm mở đầu cho cõi tư tưởng của văn nghệ mới".

Nhưng lý do, mà phần gia tài đồ sộ của nhà thơ Lưu Trọng Lư gần như bị "lãng quên", sau đó là đánh giá của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại. Theo Vũ Ngọc Phan, ông cho rằng, Người sơn nhân là một truyện ngắn khá nhưng "Lưu Trọng Lư là một thi sĩ có biệt tài" nhưng về tiểu thuyết thì "rất tầm thường". Chính nhận xét này, theo chị Lưu Ý Nhi, đã "đóng khung" nhà thơ Lưu Trọng Lư vào địa hạt thơ của ông, và hầu hết giới phê bình và nghiên cứu đương thời, kể cả sau này không đưa ông vào lịch sử văn học với tư cách là một tác gia văn xuôi. Nhưng cũng theo Giáo sư Phong Lê, thì một trong những nguyên nhân khiến Lưu Trọng Lư gần như bị quên trong khu vực văn xuôi, "có lẽ do ở vị thế và đóng góp của nhà thơ Lưu Trọng Lư cho phong trào Thơ Mới quá xuất sắc".

Thêm nữa, theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: "Ngay đầu những năm 1960 tại miền Nam, khi viết bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ, ở đoạn đề cập những tiểu thuyết gia viết cho Nhà xuất bản Tân Dân, đã hầu như hoàn toàn tin cậy sử dụng lại nhận định nói trên của Vũ Ngọc Phan về nhà tiểu thuyết Lưu Trọng Lư".

Gia tài văn xuôi của Lưu Trọng Lư

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, trong hành trình sưu tầm và xuất bản mảng văn xuôi của Lưu Trọng Lư, ông đã tìm lại được rất nhiều tài liệu quý, và có thể nói, chỉ tính ở phương diện tiểu thuyết và truyện ngắn thôi, trong giới phê bình, thì Lưu Trọng Lư "trải qua một lịch trình từ thăng xuống trầm, từ chỗ được đánh giá cao đến chỗ dần dần bị coi nhẹ".

Cũng theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, đó là hậu quả của bệnh "quan liêu đại khái" cố hữu của nền nghiên cứu văn học chính thống thời bao cấp. Theo ông, Lưu Trọng Lư trước hết là một nhà thơ, nhưng thế giới thơ Lưu Trọng Lư thật ra không tách rời, mà ngược lại, có sự tiếp nối với thế giới văn xuôi do ông sáng tạo, đó là cuộc sống trong các truyện ngắn, truyện dài ông viết. Hai tập tác phẩm, Lưu Trọng Lư truyện ngắn và tiểu thuyết đã được ấn hành nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của tác gia họ Lưu. Đây là toàn bộ những tiểu thuyết và truyện ngắn của ông đã xuất bản trước đó, và đăng rải rác trên các báo xưa như Phụ nữ thời đàm (1933-1934), Tân Thiếu niên (1933), Hà Nội báo (1936-1937)… và rất nhiều tờ báo cùng thời khác.

Mới thấy, Lưu Trọng Lư có một khối lượng tác phẩm văn xuôi đồ sộ và phong phú không kém phần thơ, và không chỉ có giá trị về mặt số lượng, mà theo Giáo sư Phong Lê những tác phẩm văn xuôi của ông, có thể sánh ngang hoặc vượt hơn nhiều cây bút văn xuôi tiêu biểu cùng thời như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Bùi Hiển…

Cũng theo đánh giá của Giáo sư Phong Lê, trong bài viết Lưu Trọng Lư - người viết văn xuôi, nhân lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Lưu Trọng Lư do Hội Nhà văn tổ chức, ông có một cái nhìn xâu chuỗi về hành trình viết văn xuôi của Lưu Trọng Lư, và khẳng định, "những truyện viết về một thời quá vãng, dựa trên hồi ức của bản thân về tuổi thơ với người thân, nhất là về người mẹ qua đời quá sớm lại có nhiều trang hay và cảm động như Chiếc cáng xanh… Và cuốn hồi ký Nửa đêm sực tỉnh, ông viết vào tuổi 77, là một cuốn hồi ký thuộc loại hay trong số ít ỏi các hồi ký của thế hệ nhà văn tiền chiến như Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Tố Hữu, Huy Cận… tính cho đến  nay.

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Khánh Thơ, thì nhận xét, "nhìn chung các sáng tác văn xuôi của Lưu Trọng Lư thời trước cách mạng in đậm dấu ấn của một tâm hồn thi nhân. Ông thường để cảm xúc của mình tràn lên trang giấy, ít tuân thủ những nguyên tắc cần thiết đặc trưng của thể loại văn xuôi như xây dựng cốt truyện, khắc họa tính cách"…

Những đánh giá của các nhà nghiên cứu tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà thơ Lưu Trọng Lư, cùng nỗ lực của các nhà sưu tầm trong việc ra mắt hai cuốn sách văn xuôi của ông, đã giúp người đọc và giới phê bình có một cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của con người tài hoa này. Theo chị Lưu Ý Nhi, còn một gia tài nữa, trong trước tác của Lưu Trọng Lư, cũng không kém phần giá trị, đó là mảng phê bình, tiểu luận và những bài bút chiến của ông trong thời kỳ ông đấu tranh cho phong trào Thơ Mới. Mảng tư liệu này sẽ ra mắt độc giả trong một ngày gần đây

 

                                                                                  Theo CAND

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục