Công cuộc chấn hưng điện ảnh sau vụ thất thoát hàng chục tỉ đồng của Cục Điện ảnh VN và thực trạng đáng buồn của các hãng phim nhà nước, tiêu biểu như Hãng phim truyện VN lại được đặt ra, dù rằng nó đã được khởi động từ lâu, nhưng rồi cứ giẫm chân tại chỗ.

Không mong chờ quá nhiều ở Nhà nước

TS Nguyễn Hữu Thức - Vụ trưởng Vụ Văn nghệ (Ban Tuyên giáo T.Ư) - khẳng định như vậy. Bởi lẽ miếng bánh nhà nước đầu tư chia cho các ngành nghệ thuật không thể tăng lên vì nó gắn với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có chăng, theo con số Bộ VHTTDL thì đầu tư cho văn hóa đúng ra là phải 1,8% GDP, tuy nhiên nay mới chỉ khoảng trên 1,6%; như vậy có tăng cũng chỉ tăng thêm 0,2% nữa.

Những phim chiến tranh như “Mùi cỏ cháy” vẫn cần được Nhà nước đầu tư?
Những phim chiến tranh như “Mùi cỏ cháy” vẫn cần được Nhà nước đầu tư?

Hơn nữa, trong bối cảnh không chỉ nhiều nghệ sĩ điện ảnh VN kêu than điện ảnh nội đang rớt thê thảm, mà ngay cả nhiều ngành khác như nghệ thuật sân khấu dân tộc (tuồng, chèo) hay cả như văn hóa đọc cũng có ý kiến cho rằng đang “xuống đáy”!

Vì thế việc đầu tư đâu chỉ dành cho điện ảnh, dù ông Thức đồng ý rằng việc chấn hưng điện ảnh là cần thiết và nếu có thể được lãnh đạo cấp trên cho phép thì nên tiến hành cùng lúc với việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc.

Ông Thức cũng nhấn mạnh rằng, hiệu quả xã hội của một số phim Nhà nước đầu tư không cao, khuynh hướng thẩm mỹ của một số phim xã hội hóa do tư nhân mua sóng bán cho truyền hình (và thực tế một số phim đã bị dừng chiếu giữa chừng) rất đáng báo động.

Trao đổi ngoài lề, TS Nguyễn Hữu Thức cũng cho rằng, chiến lược phát triển điện ảnh là cực kỳ khó khăn. Có những đơn vị cần, Nhà nước đã và tiếp tục đầu tư như Hãng phim Tài liệu KHTƯ để quay phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhưng có những đơn vị cần cổ phần hóa hoàn toàn, đơn vị nào cổ phần hóa nhưng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo 51%... Rồi việc thành lập tập đoàn điện ảnh, nhà nước khép kín các công đoạn sản xuất - phát hành và chiếu bóng – như ý kiến của ông Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh VN - cũng rất hay, nhưng liệu có nhận được sự đồng thuận cao từ các đơn vị sản xuất không và khi nhập vào, yếu tố con người là quan trọng nhất...

Bắt đầu từ việc nhỏ nhất

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho biết, bộ cũng đã đề nghị thành lập 3 hội đồng tư vấn trên 3 lĩnh vực: Văn hóa, thể thao và du lịch với những quy chế, cơ chế sinh hoạt cụ thể, trong đó mảng điện ảnh nằm trong văn hóa.

TS Ngô Phương Lan - Phó Cục trưởng thường trực, phụ trách Cục Điện ảnh - cho rằng, công tác chấn hưng điện ảnh là rộng lớn và phức tạp, cần vạch ra những chiến lược cụ thể, nhưng nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất đến lớn nhất, và cần có sự đồng thuận cao của các đơn vị sản xuất phim. Từ việc thực thi Luật Điện ảnh ra đời từ 1.1.2007, đến khi sửa đổi và chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2009 để phù hợp với cam kết khi VN gia nhập WTO. Từ thay đổi tư duy duyệt các dự án làm phim (bộ phim trên giấy) chứ không còn là việc duyệt kịch bản nữa.

TS Ngô Phương Lan đưa ra dẫn chứng sự khó khăn khi phải lựa chọn các kịch bản đưa lên Cục Điện ảnh duyệt, vì nó không tập trung vào các mảng đề tài lớn và các mục tiêu cụ thể. Đã đến lúc phải đặt ra các mục tiêu, đề tài cụ thể cho từng năm để các nhà viết kịch bản định hướng cũng như các đơn vị sản xuất phim.

Việc tổ chức LHP quốc gia sắp tới tại Phú Yên là hoạt động hết sức quan trọng, nhân kỷ niệm 40 năm điện ảnh VN, phải làm sao khâu tổ chức chuyên nghiệp hơn, tránh để tình trạng “hội làng” như một số báo đã nêu, cũng như tính học thuật trong các hội thảo tổ chức tại LHP phải cao hơn.

 

                                                                       Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục