Đội văn nghệ xã Ngọc Sơn (huyện Lạc Sơn) thường dàn dựng, biểu diễn các tiết mục văn nghệ có âm hưởng dân ca Mường.

Đội văn nghệ xã Ngọc Sơn (huyện Lạc Sơn) thường dàn dựng, biểu diễn các tiết mục văn nghệ có âm hưởng dân ca Mường.

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên, mà từ xa xưa, người dân Hoà Bình đã lưu truyền về 4 Mường danh tiếng “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng những giai thoại, hình ảnh, nét bản sắc văn hoá đậm nét của mỗi Mường. Trong đó, cụm từ Mường Vang gần như đại diện cho đời sống KT - VH của huyện Lạc Sơn rộng lớn. Là một trong những trung tâm của nền văn hoá Hoà Bình, nên Lạc Sơn cũng hội tụ và lưu giữ được những kho giá trị văn hoá phi vật thể như dân ca Mường (hát Đúm, Rằng Thường, Bộ Meẹng) dân vũ, nhạc cụ cồng chiêng... Trong đó, dân ca Mường đã trở thành một “đặc sản” trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Mường Vang.

 

Trưởng phòng Văn hoá-thông tin huyện Lạc Sơn Nguyễn Bá Cương chia sẻ: “Việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống nói chung và dân ca Mường nói riêng đã và đang được huyện cụ thể hoá bằng những việc làm thiết thực...”. Trong chỉ đạo, định hướng, Huyện uỷ Lạc Sơn đã có kế hoạch số 23 ngày 3/11/1998 về thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII), trong đó nhấn mạnh việc coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống bao gồm cả văn hoá vật thể, phi vật thể.

 

Năm 2011, Huyện uỷ cũng có Chương trình hành động số 05, ngày 15/4/2011 cũng có bao hàm những nội dung về lưu giữ văn hoá truyền thống. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của cộng đồng các dân tộc nơi đây, dân ca Mường thực sự mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; làn điệu để diễn xướng ngôn ngữ giàu nhạc điệu, tình cảm; thể hiện tâm tư tình cảm của con người với con người, con người với đời sống, với thiên nhiên... Trong mỗi gia đình người Mường nơi đây, dân ca Mường là một phần  hiện hữu của đời sống tình cảm giàu chất nhân văn. Cũng vì thế, những năm qua, để góp phần lưu giữ, quảng bá và làm phong phú hơn những làn điệu dân ca Mường, huyện Lạc Sơn đã duy trì và phát huy tốt các “chân rết” ở cơ sở với 220 nhà văn hoá xóm, phố, 31 đội thông tin cổ động, 392 đội văn nghệ thôn, bản, 231 CLB văn hoá - văn nghệ. Trong đó, Cụm Văn hoá Mường Vang, CLB Tân-Nhân-Văn là các điển hình xuất sắc trong hoạt động nhằm nâng tầm những giá trị dân ca Mường trong đời sống đương đại. Cụm văn hoá Mường Vang được thành lập từ năm 1999 ở vị trí trung tâm Mường Vang (xóm Vó Trên - xã Nhân Nghĩa) đã góp được những “viên gạch hồng” có ý nghĩa về tầm ảnh hưởng của dân ca Mường trong đời sống văn hoá cơ sở. Cùng với việc mở 3 lớp dân vũ, hội hoạ, Cụm đã hướng dẫn hỗ trợ dàn dựng chương trình văn nghệ cho 184 nhóm (1.008 người), trong đó đa phần là các tiết mục có âm hưởng dân ca Mường; giúp 5 CLB văn hoá-văn nghệ vùng Cộng Hoà. Cụm đã 2 lần tham gia liên hoan dân ca cấp tỉnh và đạt được các giải cao.  Các nghệ nhân Bùi Thiên Văn, Bùi Thị Hình...là các hạt nhân đắc lực, góp phần làm phong phú các hoạt động của Cụm văn hoá Mường Vang. Hướng tới cơ sở và phát huy nét đẹp, nét hay của dân ca Mường tại mỗi xóm bản, Ngành VH-TT huyện đã sự tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đồng thời có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các điển hình tại cơ sở. Hàng tháng, CLB Tân-Nhân-Văn (Tân Lập - Nhân Nghĩa - Văn Nghĩa) vẫn có các buổi sinh hoạt chuyên đề đều đặn như trao đổi, ôn luyện, truyền dạy dân ca Mường (CLB có trên 40 hội viên); CLN Hội người cao tuổi xã Nhân Nghĩa là nơi để mỗi người ôn lại câu ca từng hát một thời. CLB dân ca trường PT dân tộc nội trú huyện luôn thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên, học sinh.

 

Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành GD&DT huyện đã đưa việc học hát dân ca, biểu diễn các tiết mục dân ca Mường là một trong những hoạt động.. Trong chiều sâu của mỗi làn điệu, mỗi đêm diễn của các đội văn nghệ đều có bóng dáng của biết bao nghệ nhân cả đời đắm đuối công việc hát và truyền dạy làn điệu dân ca. Chính những giọng ca xóm, bản này mà xóm nào đều có được các tiết mục của mình trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân hay mỗi dịp tết đến, xuân về. Ở vùng Mường Vang có các diễn viên Bùi Đức Lợi, Bùi Văn Chựm, Bùi Văn Thu, Quách Thị Dành, Bùi Thị Thẩm; hay chị em ruột Bùi Lệ Thu, Bùi Thị Trang (Tân Lập). Nhiều người có hàng chục năm gắn bó với dân ca, với các đội văn nghệ như Bùi Văn Chợ, Bùi Văn Phong (xã Văn Nghĩa). Thế hệ trẻ hơn có Bùi Văn Dũng, Bùi Trung Kiên ở xã Tân Lập, Bùi Tiến Lên (Thượng Cốc). Nhiều diễn viên, nghệ nhân quần chúng, chỉ cần xướng tên trước mỗi tiết mục đều đã được người hâm mộ trong vùng biết đến. Cũng vì thế, ở Lạc Sơn có những “gia đình dân ca” với các thế hệ ông, bà, con cháu tiếp nối hát làm “vui bản, ấm Mường” mỗi đêm trăng hay các ngày hội rộn ràng cồng chiêng. Tiêu biểu như gia đình bác Bùi Văn Ặm (xóm Bán - Định Cư) với “dàn” các con hát dân ca, được truyền dạy từ ông bà, nội ngoại như Bùi Thị Đình, Bùi Thị Túc, Bùi Thị Tích. Có người đã phấn đấu trở thành ca sĩ chuyên nghiệp đoạt các huy chương vàng toàn quốc... Chính vì có các hạt nhân này (CLB, đội văn nghệ, nghệ nhân...) mà mỗi kỳ hội diễn, dù chỉ là hội diễn cụm như ở khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, hay hội diễn cấp huyện hàng năm đều có hàng chục tiết mục văn nghệ mang âm hưởng dân ca, gắn với những bộ trang phục dân tộc truyền thống. Các đêm diễn này, bao giờ cũng thu hút được sự tham gia, cổ vũ nhiệt tình của đông đảo người hâm mộ... Đó là một tín hiệu mừng cho những làn điệu dân ca Mường ở Lạc Sơn. Tuy nhiên, theo như ông Trưởng phòng Văn hoá - TT huyện: đúng là chúng tôi đã “xắn tay” vào việc bảo tồn, phát huy những áng dân ca Mường, nhưng vẫn thấy cần phải có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa. Cụ thể như phải giữ, duy trì và nâng cao chất lượng Cụm văn hoá Mường Vang; đầu tư cho con người làm công tác này, đồng thời triển khai sâu rộng hơn nữa các lớp tập huấn, truyền dạy cho cộng đồng, lớp trẻ; cần có kinh phí hỗ trợ cho các nghệ nhân, các điển hình. Còn anh Quách Vin, hội viên Hội VH - NT tỉnh - người từng có những sáng tác hay có âm hưởng dân ca Mường cho rằng: Cần có người làm công tác nghiên cứu sâu về dân ca Mường, đồng thời trong việc quảng bá, phát huy những giá trị hay của dân ca trong cuộc sống hôm nay, không thể chỉ ngành văn hoá, mà cấp uỷ, chính quyền có những giải pháp tạo nên sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể chính trị, đẩy mạnh công tác xã hội hoá từ mỗi xóm bản. Trong đó, cũng cần có kinh phí để tổ chức, sản xuất các đĩa nhạc, ấn phẩm sưu tầm dân ca để đem đến cho nhiều người cùng thưởng thức. Có như vậy, dân ca Mường mới thêm toả sáng trong đời sống văn hoá-nghệ thuật hôm nay.

                                                                                             

 

                                                                   

                                                                       Văn Tưởng

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục