Nguồn tin thân thiết với gia đình Chu Vĩnh Khang nói Mạnh Hoành Vĩ không phải là thân tín của cựu trùm an ninh như đồn đoán.


Cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc hôm 8/10 cho biết đang điều tra Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol kiêm thứ trưởng Bộ Công an, vì hành vi nhận hối lộ và một số tội danh khác. Ủy ban Giám sát Quốc gia, cơ quan chống tham nhũng siêu quyền lực của Trung Quốc, chịu trách nhiệm điều tra sự việc, theo SCMP.

Bộ Công an Trung Quốc sau đó ra tuyên bố ủng hộ cuộc điều tra, nhấn mạnh các sai phạm của Mạnh là "tàn dư độc hại" của Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh đang thụ án chung thân vì tội nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia. Việc ông Mạnh được cho là có thời gian hợp tác chặt chẽ với Chu dẫn tới đồn đoán rằng hai trường hợp có liên quan, nhưng một nguồn tin thân thiết với gia đình Chu hôm nay đã bác bỏ quan điểm này.

"Mạnh làm việc tại Bộ Công an rất lâu trước khi Chu lên lãnh đạo cơ quan này vào đầu năm 2003. Ông ấy từng làm trợ lý bộ trưởng tại một số thời điểm trước đó. Chu hoàn toàn không có ý định tiến cử Mạnh", nguồn tin cho biết.

Người này nói thêm rằng trong khi một số sĩ quan cấp cao sẵn sàng phục vụ Chu và gia đình ông này khi ông còn đương nhiệm, "Mạnh hồi đó có ít tương tác với Chu ngoài vấn đề công việc".

Chu Vĩnh Khang là quan chức cao nhất bị kết tội hối lộ tại Trung Quốc kể từ năm 1949, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình tăng cường chống tham nhũng thông qua chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi".

Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực, Chu chịu trách nhiệm giám sát tất cả bộ máy an ninh trong nước, tòa án và cơ quan công tố. Ông Mạnh được bổ nhiệm làm thứ trưởng công an vào năm 2004, khi Chu đang giữ chức bộ trưởng.

Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan cũng nhận định rằng việc ông Mạnh bị bắt không liên quan đến Chu. Mạnh được bầu làm chủ tịch Interpol vào cuối năm 2016, một năm sau khi Chu bị kết án. "Nếu Mạnh thực sự là phe phái của Chu, ông ấy sẽ không bao giờ được Bắc Kinh đề xuất làm lãnh đạo Interpol", Zhang giải thích.

"Tôi nghĩ Mạnh đã có những sai phạm khác không liên quan tới Chu Vĩnh Khang. Tuyên bố của Bộ Công an cũng không nói rằng Chu và Mạnh có mối liên hệ trực tiếp nào ngoài việc hai người từng là đồng nghiệp", Zhang nói thêm.

Grace Mạnh, vợ của Mạnh Hoành Vĩ, hôm 5/10 trình báo với cảnh sát Pháp về việc chồng mình "mất tích" sau khi trở về Trung Quốc hôm 25/9. Interpol sau đó yêu cầu Trung Quốc xác nhận tình trạng của chủ tịch cơ quan này. Ủy ban Giám sát Quốc gia sau đó ra tuyên bố xác nhận đang điều tra Mạnh, Interpol cũng nhận được đơn từ chức của ông vài tiếng sau.

 

                     TheoVnexpress

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục