Gói phục hồi EU bao gồm ngân sách dài hạn cho giai đoạn từ năm 2021-2027 trị giá 1.100 tỷ euro và một gói chi tiêu có tên gọi "EU Thế hệ mới" trị giá 750 tỷ euro.


(Từ trái sang): Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo và TThủ tướng Luxembourg Xavier Bettel tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ ngày 10/12/2020. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) khai mạc ngày 10/12 tại Brussels (Bỉ), lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về ngân sách dài hạn cùng gói phục hồi kinh tế trị giá 1.800 tỷ euro (2.190 tỷ USD) nhằm giải quyết những hậu quả về kinh tế, xã hội do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Gói phục hồi EU bao gồm ngân sách dài hạn cho giai đoạn từ năm 2021-2027 trị giá 1.100 tỷ euro và một gói chi tiêu có tên gọi "EU Thế hệ mới" trị giá 750 tỷ euro.

Ngoài việc hỗ trợ các nước phục hồi từ hậu quả của đại dịch COVID-19, gói phục hồi trên sẽ giúp các quốc gia thành viên EU thực hiện chuyển đổi thông qua nhiều chính sách lớn, cụ thể là Thỏa thuận Xanh, cách mạng số và phát triển bền vững.

Trong một tuyên bố đăng trên Twitter, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định "châu Âu đang tiến lên phía trước."

Bà cho rằng gói phục hồi kinh tế này sẽ tiếp sức cho sự phục hồi của EU và góp phần xây dựng EU theo hướng "xanh,” số hóa và vững mạnh hơn.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng bày tỏ vui mừng và nhấn mạnh EU giờ đây có thể bắt đầu triển khai phân bổ gói ngân sách nói trên để vực dậy nền kinh tế.

[EU có thể loại Ba Lan và Hungary ra khỏi kế hoạch phục hồi kinh tế]

EU đạt được tiến triển trên sau khi Ba Lan và Hungary cùng với Đức - nước hiện giữ chức Chủ tịch EU - nhất trí về phương án mới đối với ngân sách dài hạn 2021-2027 của khối.

Trước đó, Ba Lan và Hungary phản đối điều kiện gắn kèm dự luật ngân sách dài hạn của toàn liên minh với yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc pháp quyền của EU.

Điều này đã khiến kế hoạch ngân sách và gói phục hồi kinh tế của EU dù  được các nhà lãnh đạo EU thống nhất hồi tháng Bảy lại rơi vào bế tắc sau đó.

Tháng 11 vừa qua, Hội đồng EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được một thỏa thuận chính trị đảm bảo các cơ quan EU hợp tác hiệu quả hơn để gói cứu trợ trên đến đúng địa chỉ cần cứu trợ kịp thời và minh bạch./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục