Xung đột bùng phát dữ dội ở vùng Ti-grây của Ê-ti-ô-pi-a có nguy cơ gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi. Liên hợp quốc (LHQ) hối thúc chính phủ và phe nổi dậy ở Ê-ti-ô-pi-a ngừng bắn, tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhằm cứu hàng chục nghìn người đang bị mắc kẹt giữa các cuộc giao tranh.



Người dân Ê-ti-ô-pi-a chạy nạn sang nước láng giềng Xu-đăng. Ảnh | AP

Mặt trận Giải phóng nhân dân Ti-grây (TPLF) từng là tổ chức nắm quyền lãnh đạo nền chính trị Ê-ti-ô-pi-a trong gần 30 năm, trước khi ông A.A-mét nhậm chức Thủ tướng Ê-ti-ô-pi-a vào năm 2018. Căng thẳng giữa chính phủ và TPLF gia tăng sau khi vùng Ti-grây tự tiến hành bầu cử vào tháng 9 vừa qua, bất chấp lệnh cấm của chính phủ do dịch Covid-19, cũng như cố để khép ông A.A-mét là nhà lãnh đạo bất hợp pháp.
 
Giao tranh giữa quân đội Chính phủ Ê-ti-ô-pi-a và lực lượng nổi dậy TPLF nổ ra dữ dội từ đầu tháng 11 vừa qua. Chính phủ Ê-ti-ô-pi-a cáo buộc TPLF chủ mưu nhiều vụ việc gây bất ổn trên cả nước. Thủ tướng Ê-ti-ô-pi-a A.A-mét cáo buộc TPLF tội phản quốc, sau khi lực lượng nổi dậy tiến công một căn cứ quân đội và đây là nguồn cơn dẫn đến chiến dịch quân sự của quân đội chính phủ. Trong khi đó, những người ở Ti-grây lại cho rằng, chính phủ muốn thâu tóm hoàn toàn khu vực vì quyền lực cá nhân. Thủ lĩnh phe nổi dậy ở vùng Ti-grây tuyên bố rằng, người dân của ông "sẵn sàng tử thủ” để bảo vệ vùng đất của họ, đồng thời bác bỏ tối hậu thư của Thủ tướng A.A-mét, trong đó kêu gọi họ đầu hàng trong vòng 72 giờ. Lực lượng chính phủ liên bang đã tiến hành chiến dịch quân sự nhằm truy quét lực lượng nổi dậy và tuyên bố đã chiếm được thủ phủ Mê-ken của vùng Ti-grây, nhưng các thủ lĩnh của TPLF khẳng định sẽ tiếp tục chiến đấu.

Bất chấp kêu gọi ngừng bắn của cộng đồng quốc tế, xung đột tiếp diễn đã khiến hàng trăm người thuộc hai phía chết và hàng chục nghìn người phải chạy qua biên giới phía bắc nước này để sang Xu-đăng lánh nạn. Tổng Thư ký LHQ A.Gu-tê-rét chỉ trích việc Chính phủ Ê-ti-ô-pi-a đã bác bỏ mọi nỗ lực trung gian hòa giải, kêu gọi mở hành lang nhân đạo để hỗ trợ dân thường bị mắc kẹt trong cuộc chiến. LHQ báo động về cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn đang ngày một diễn biến nghiêm trọng hơn tại khu vực Ti-grây thuộc biên giới giữa Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi-a, nơi hàng nghìn người phải trốn chạy mỗi ngày khỏi các cuộc giao tranh. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), khoảng 4.000 người ở Ê-ti-ô-pi-a đang vượt qua biên giới mỗi ngày để lánh nạn ở Xu-đăng. Đây là dòng chảy tị nạn lớn chưa từng thấy trong 20 năm qua ở khu vực này. Số lượng lớn người tị nạn vượt quá khả năng hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo tại chỗ. Việc cắt điện sinh hoạt áp dụng đối với khu vực này và những hạn chế đi lại đối với báo giới đã khiến việc đánh giá tình hình thực tế trở nên khó khăn. UNHCR đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho khoảng 20.000 người. Tuy nhiên, hiện số người tị nạn đã là 31.000 người và nó đã vượt quá kế hoạch. Dự kiến trong thời gian tới số người tị nạn sẽ tiếp tục gia tăng, có thể lên tới 200.000 người.

Trong các cuộc giao tranh, TPLF đã bắn một số quả rốc-két vào sân bay ở thủ đô A-xma-ra của nước láng giềng Ê-ri-tơ-ri-a, làm dấy lên quan ngại về "chảo lửa” Ê-ti-ô-pi-a sẽ cháy lan sang các nước trong khu vực và biến thành cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn ở vùng Sừng châu Phi. Bởi thế, LHQ kêu gọi các bên xung đột ngừng giao tranh và ngồi vào bàn đàm phán nhằm ngăn chặn nguy cơ đẩy toàn khu vực vào bất ổn.

            
Theo Báo tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục