Nhật Bản cho biết hôm qua nước này đã phản đối Bắc Kinh về vụ trực thăng Trung Quốc bay sát các khu trục hạm của Nhật tại một địa điểm có nhiều trữ lượng khí đốt trên biển Hoa Đông mà hai bên đang tranh chấp.

 
 
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa.

Theo phía Nhật Bản, hôm 7/3, một trực thăng mang huy hiệu của Văn phòng Hàng hải Trung Quốc đã tiến sát chiến hạm Samidare. Vụ việc xảy ra chỉ một tuần sau khi Nhật Bản đưa máy bay chiến đấu truy đuổi hai chiếc máy bay của hải quân Trung Quốc xâm nhập vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa lên án động thái “cực kỳ nguy hiểm” này và cho biết chính phủ Nhật đã phản đối hành động hôm 7/3 của Trung Quốc “qua kênh ngoại giao và yêu cầu dự phòng mọi va chạm không thể dự báo trước xảy ra trong tương lai”.

Phía Nhật Bản cho rằng chiếc trực thăng của Trung Quốc tiến sát khu trục hạm Nhật Bản ở độ cao có 40m và chỉ cách tàu Nhật có 70m, trong khi khu trục hạm này đang tuần tiễu tại vùng biển có mỏ khí đốt, mang tên Shirakaba theo tiếng Nhật, còn Trung Quốc đặt tên là Xuân Hiểu.

Năm vừa qua, Nhật Bản đã cáo buộc Trung Quốc đơn phương tiến hành xây dựng cơ sở để khai thác đáy biển trong khu vực này bất chấp thỏa thuận hợp tác song phương đã được ký.

Cùng trong năm ngoái, Trung Quốc hai lần gửi trực thăng tiến sát vào các chiến hạm Nhật theo dõi hoạt động của Trung Quốc gần các đảo Nhật Bản.

Hôm 2/3, Nhật Bản đã phái hai máy bay chiến đấu truy đuổi hai máy bay của hải quân Trung Quốc xâm nhập vùng đảo Senkaku/Điều Ngư. Hai ngày sau, Tokyo cho biết phát hiện một tàu “ngư chính” Trung Quốc tiến gần khu vực này và chiếc tàu này đã quay lui khi bị hải quân Nhật cảnh cáo.

 

                                                                                   Theo Dantri

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục