Hôm 21.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn, công bố thành phần chính phủ mới. Các đồng minh thân thiết của ông Putin đều nắm giữ các cương vị quan trọng về kinh tế, trong khi hai ghế bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng vẫn thuộc về các quan chức kỳ cựu đã quá tin cậy của ông Putin.

Đồng minh cũ trong nội các mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Việc thành lập nội các mới diễn ra "nặng nhọc" tới độ ông Putin phải ở nhà, không tham dự cuộc gặp cấp cao G8 tại Trại David (Mỹ) hôm 18 - 19.5 vừa qua. 3/4 số thành viên chính phủ là các gương mặt mới, song cách lựa chọn của ông Putin cho thấy những phép tính khôn ngoan nhất.

Tại vị chỉ có 4 người - bộ trưởng các bộ Tư pháp, Thể dục - Thể thao, nhưng quan trọng nhất là hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng vẫn thuộc về hai "người cũ": Ông S.Lavrov ở Bộ Ngoại giao và điều khiến nhiều quân nhân Nga ngao ngán nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng A.Serdiukov vẫn còn trong thành phần chính phủ. Như vậy, trong chính phủ mới của ông Putin không còn một vài vị bộ trưởng khiến người dân Nga bất bình là Bộ trưởng Bộ Khoa học - Giáo dục A.Fursenko, Bộ trưởng Bộ các Vấn đề xã hội và Bảo vệ sức khỏe T.Golikova, Bộ trưởng Bộ Nội vụ R.Nurgaliev...

Song, một số nhà phân tích vẫn cho rằng, các vị cựu bộ trưởng vẫn còn nhiều ảnh hưởng. Một vài người trong số họ thôi làm bộ trưởng, chuyển sang làm việc trong Điện Kremlin.

Theo các chuyên gia, vấn đề cơ bản của nội các mới lúc này là không quan tâm đối với công cuộc cải cách. Theo họ, phần đông các vị bộ trưởng được tại vị hoặc chống lại, hoặc thờ ơ đối với những đề nghị về chiến lược phát triển nước Nga tới năm 2020 do ông D.Medvedev đưa ra trong chương trình nghị sự. Điều này dẫn tới hậu quả, các cuộc cải cách cần thiết hoặc sẽ bị đẩy lùi lại ít nhất thêm 1 năm nữa, hoặc sẽ hoàn toàn bị từ chối, bỏ qua bởi 2 năm nữa đã bắt đầu vòng bầu cử mới...

Trong chính phủ mới có 7 vị phó thủ tướng: Cựu Trợ lý tổng thống A.Dvorkovitch gánh các mảng rất nặng là các ngành công nghiệp, kể cả thủy - nhiệt điện, giao thông vận tải, nông nghiệp; V.Surkov - cựu Phó Thị trưởng Mátxcơva - lĩnh trách nhiệm về các vấn đề trong phủ Tổng thống, khoa học và văn hóa...

Ngoài ra, nhiều nhân vật thân cận khác của ông Putin cũng có ghế trong nội các và Điện Kremlin. Cựu Bộ trưởng Bộ các Vấn đề xã hội và Bảo vệ sức khỏe T.Golikova vẫn là Trợ lý tổng thống cho các vấn đề xã hội.

Theo một nguồn tin, cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế E.Nabiullina sẽ là Trợ lý tổng thống về các vấn đề kinh tế. Ông A.Belousov sẽ thay bà E.Nabiullina là Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế. Ông này - từ năm 2008 - dưới thời ông Putin làm thủ tướng đã lãnh đạo bộ phận kinh tế và tài chính.

Còn ông A.Siluanov tiếp tục là Bộ trưởng Tài chính - cho thấy chính sách tài chính của chính phủ cũ vẫn được tiếp tục. Nhìn chung, với bộ máy này, ông Putin bị cho là đã chuyển bộ máy chính trị từ phủ Thủ tướng sang phủ Tổng thống và ngược lại.
 
                                                                                Theo Báo LĐ
 
 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục