(HBĐT) -  Ngày 28/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại đầu cầu tỉnh Hòa Bình, dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.


Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.

Năm học 2020 - 2021 là năm toàn ngành GD&ĐT tiếp tục triển khai các chủ trương lớn về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; là năm bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới theo lộ trình Quốc hội đề ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện trở lại và bùng phát, ngành đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản nội dung chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) học kỳ II đảm bảo những nội dung cốt lõi, nền tảng; đồng thời, vận dụng linh hoạt hình thức dạy học trực tuyến, điều chỉnh quy định đánh giá cuối năm học. Kết quả, toàn ngành đã hoàn thành mục tiêu kép: Vừa tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên; vừa hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận làm rõ kết quả đạt được, phân tích những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, Bộ GD&ĐT đã đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét nhiều vấn đề. Trong đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành Y tế có giải pháp để sớm thực hiện việc tiêm vắc xin cho học sinh, trước mắt là học sinh THPT.

Về kế hoạch năm học 2021 - 2022, Bộ GD&ĐT đã triển khai 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong năm học này, ngành GD&ĐT tiếp tục bám sát lộ trình đổi mới, phấn đấu triển khai Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận các nguồn học liệu phong phú, phát triển kỹ năng tự học và ý thức học tập suốt đời. Đặc biệt, dự báo dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, ngành sẽ tiếp tục chuyển đổi trạng thái hoạt động thích ứng với tình hình mới, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những kết quả mà ngành GD&ĐT đạt được trong năm học 2020 - 2021, với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy giáo làm động lực. Về nhiệm vụ năm học mới, Thủ tướng chỉ đạo các nội dung then chốt như: Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên; khuyến khích đổi mới giáo dục phù hợp với từng vùng, miền; thu hút nguồn lực, thu hút công nghệ đào tạo tiên tiến, hiện đại; ứng dụng mạnh mẽ CNTT; rà soát, bố trí biên chế giáo viên phù hợp; bổ sung trang thiết bị dạy học; tăng cường dạy học ngoại ngữ…

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Chính phủ sẽ có giải pháp đảm bảo an toàn trường học bằng việc xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho học sinh, đối với giáo viên thì rà soát để bổ sung tiêm vắc xin nhằm chuẩn bị cho năm học mới. Những địa phương không phải giãn cách xã hội thì tiến hành nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch, nếu đủ điều kiện thì tổ chức dạy và học trực tiếp với quan điểm không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Trong nỗ lực chung, Thủ tướng đề nghị ngành GD&ĐT và các địa phương chia sẻ, hỗ trợ các gia đình, học sinh gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Thu Trang


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục