(HBĐT) - Giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hòa Bình lần thứ 18 với dự án "Thùng rác thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để phân loại rác thải trong trường học”; giải Á quân 1 tại vòng chung kết cuộc thi Coolest Projects Malaysia 2022 với dự án "Life, Technology, and Transport” (LTT). Đó là hai dấu ấn nổi bật trong năm 2022 của Phùng Mạnh Dũng - học sinh lớp 9E, trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) và các bạn trong nhóm, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Dương Tiến Thọ.


Thầy giáo Dương Tiến Thọ, trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) hướng dẫn học sinh cách chế tạo và sử dụng sản phẩm thùng rác thông minh. 

Được biết, trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hòa Bình lần thứ 18 (năm 2021 – 2022), hai học sinh của trường THCS Lý Tự Trọng là Phùng Mạnh Dũng và Bùi Minh Đức đã tạo ấn tượng đặc biệt với sản phẩm "Thùng rác thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để phân loại rác thải trong trường học”. Đây là sản phẩm trí tuệ thông minh, thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng cao nên xuất sắc giành giải nhất cuộc thi. 

Sau đó, tại cuộc thi trí tuệ mang tầm quốc tế là Coolest Projects Malaysia 2022, cũng dưới sự hướng dẫn của thầy giáo trẻ Dương Tiến Thọ, Phùng Mạnh Dũng và hai bạn cùng lớp là Khương Ngọc Anh Dũng, Vũ Danh Phương đã xuất sắc giành giải Á quân 1. Đây là cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông dưới 18 tuổi trên toàn thế giới. Năm 2022 là năm thứ 3 cuộc thi được tổ chức. Đánh giá trên 600 sản phẩm gửi về dự thi, Ban giám khảo đã chọn 80 đội vào vòng chung kết và mời dự thi trực tiếp tại Malaysia. Rất đáng tự hào, sản phẩm của nhóm học sinh tỉnh ta đã chinh phục vị trí cao nhất bởi có nhiều tính ưu việt.

Với dự án LTT, các học sinh đã chế tạo một 1 robot với tính năng AI và IoT để đưa, đón học sinh tới trường an toàn; đồng thời, cập nhật thông tin của học sinh lên server dữ liệu của nhà trường và gửi tin nhắn cho phụ huynh học sinh qua ứng dụng Telegram. Trong quá trình di chuyển, robot dừng và đón học sinh tại các điểm được quy định. Tại đây, robot sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để nhận diện chính xác học sinh của nhà trường và công nghệ IoT để cập nhật thông tin học sinh lên hệ thống của trường học. Từ đó giúp nhà trường và phụ huynh nắm bắt được thông tin của học sinh trong suốt quá trình tới trường.

Thầy giáo Dương Tiến Thọ cho biết: Để đạt những kết quả đáng ghi nhận đó, thầy và trò nhà trường đã nỗ lực không ngừng với quyết tâm bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số và đưa công nghệ số 4.0 vào trường học. Ngay từ đầu năm 2021, Ban Giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ giáo viên cốt cán đã xác định rõ các mục tiêu trên hành trình chuyển đổi số, ứng dụng KH&CN vào các hoạt động giáo dục. Thứ nhất, xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển, đưa công nghệ 4.0 vào phục vụ giảng dạy tại trường, dưới hình thức CLB STEM. Thứ 2, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và các em học sinh được tiếp cận với công nghệ 4.0, hướng tới phổ cập công nghệ 4.0 trong toàn trường. Thứ 3, tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh trong về nội dung giáo dục STEM, chuyển đổi số 4.0 mà nhà trường đã lựa chọn và đưa vào giảng dạy. Thứ 4, khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ số trong các tiết học trên lớp, để các em được sử dụng và trải nghiệm công nghệ đó, như các phần mềm tin học, phần mềm trò chơi trong các hoạt động vận dụng và luyện tập: Kahoot; Quizizz, Plicker… Đặc biệt, vào tháng 8/2021, nhà trường đã thành lập CLB nghiên cứu khoa học. Sau khi thành lập, CLB từng bước được đổi mới nội dung sinh hoạt, đưa chuyển đổi số, công nghệ 4.0 vào giảng dạy, tạo một sân chơi giải trí lành mạnh, giúp học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản về máy tính, công nghệ số, tiếp cận gần hơn với công nghệ mới và phương pháp dạy học STEM.

Trên phạm vi toàn tỉnh, ngành GD&ĐT đang nỗ lực tổ chức dạy học lập trình và khoa học máy tính đối với giáo dục phổ thông. Cụ thể, đối với giáo dục tiểu học, đã ứng dụng dạy lập trình Scratch Junior đối với lớp 1, lớp 2; dạy môn Tin học và ngoại khóa lập trung Scratch cho các lớp 3, 4, 5.

Đối với giáo dục THCS, ngoài dạy học bộ môn Tin học theo chương trình hiện hành, ngành tổ chức ngoại khóa khoa học máy tính, lập trình Makecode kết hợp với mạch vi điều khiển Micro:Bit các cảm biến và một số vi mạch khác.

Đối với giáo dục THPT, ngoài dạy môn Tin học theo chương trình hiện hành, ngành tổ chức dạy học ngoại khóa khoa học máy tính, lập trình Python kết hợp với các mạch vi điều khiển Arduino và máy tính nhúng Raspberry-Pi, các cảm biến và vi mạch khác… Quá trình thực hiện cho thấy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hứa hẹn tạo ra mô hình giáo dục thông minh, giúp tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên đơn giản và dễ dàng. Đặc biệt, đây được xác định là giải pháp quan trọng nâng cao năng lực cho học sinh, giúp các em tạo được dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực KH&CN. Đây cũng là giải pháp quan trọng để ngành GD&ĐT tham gia thực hiện có hiệu quả Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 11/10/2021 của BTV Tỉnh ủy về "Phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 – 2025”.


Khánh An

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học

(HBĐT) - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những tiêu chí quan trọng, mang tính thiết thực, ý nghĩa đối với học sinh. Đây là khoảng thời gian các em có sự trải nghiệm sau những giờ học. Chính vì vậy, Hội Đồng đội huyện Mai Châu luôn quan tâm định hướng, chỉ đạo các liên đội chủ động, sáng tạo để tạo cho các em những khoảnh khắc đáng nhớ và học được những kỹ năng thiết thực trong cuộc sống qua hoạt động trải nghiệm.

Khối thi đua số 5 triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác khuyến học năm 2023

(HBĐT) - Ngày 9/3, Khối thi đua số 5, Hội Khuyến học tỉnh do Bộ CHQS tỉnh làm Trưởng khối đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác khuyến học và bàn giao Trưởng khối thi đua năm 2023.

Miệt mài những bước chân khuyến học

(HBĐT) - Trong chuyến công tác đến thăm một gia đình nghèo thuộc một xã của huyện Yên Thủy, tôi đặc biệt ấn tượng với lời chia sẻ của đồng chí Vũ Mạnh Tùng, Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) huyện: Dù khó khăn đến mấy, những người làm khuyến học cũng không từ nan. Bước chân của họ như không biết mỏi vì trái tim luôn tràn đầy nhiệt huyết. Chỉ cần ở đâu có con người là ở đó có bước chân những người làm khuyến học…

Xung quanh công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân phản ảnh về công tác quản lý của ông Chu Văn Quân, Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân (TP Hòa Bình). Để làm sáng tỏ dư luận và có căn cứ trả lời bạn đọc, phóng viên Báo Hòa Bình đã làm việc với các bên liên quan.

Không tổ chức lớp không chuyên trong trường Trung học Phổ thông chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường Trung học Thổ thông chuyên.

Em bé "chim cánh cụt" và những ước mơ đẹp

(HBĐT) - Từ khi mới lọt lòng, Chi đã phải gánh chịu nỗi đau không có tay, lại sớm mồ côi cha. Thế nhưng, em không chịu đầu hàng số phận. Bằng nghị lực, sự động viên của gia đình, quan tâm sẻ chia của xã hội, Phan Mỹ Chi, ở xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã làm được tất cả mọi việc như những đứa trẻ bình thường bằng đôi chân kỳ diệu của mình. Đôi chân diệu kỳ ấy đã thay thế cho đôi tay khuyết tật để giúp Chi viết chữ, nhặt rau, quét nhà… quyết tâm đến trường với ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh, chăm sóc bà và mẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục