Học sinh chuẩn bị vào một lớp học thêm.

Học sinh chuẩn bị vào một lớp học thêm.

Phần lớn lãnh đạo các sở GD&ĐT đều chưa biết phải triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm ra sao do có nhiều điểm chưa rõ và không có điều kiện thực hiện.

 

Ngày 12/11, các đại biểu dự hội nghị giao ban năm học 2012-2013 khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã dành phần lớn thời gian để phản ánh các thắc mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Nhiều ý kiến cho thấy ngay cả những người làm công tác quản lý giáo dục cũng chưa nắm rõ quy định mới này và cho rằng khó thực hiện vì chưa sát với thực tế.

Trường không kham nổi

Hầu hết các ý kiến đều nhìn nhận dạy thêm, học thêm là một nhu cầu rất lớn hiện nay của xã hội. Quy định cấm giáo viên dạy thêm tại nhà đã gây ra sự xáo trộn lớn, trong khi các trường học, trung tâm giáo dục chưa đủ điều kiện hoặc chưa sẵn sàng để lấp vào chỗ trống này. Bức bách nhất hiện nay là học sinh lớp 9, lớp 12 không có nơi để phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi; trong khi Thông tư 17 quy định các trường phải đảm bảo các điều kiện mới được cấp phép tổ chức dạy thêm trong nhà trường.

Theo nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT, phản ứng với Thông tư 17 nhiều nhất lại chính là phụ huynh cấp tiểu học - cấp học bị cấm dạy thêm cả trong và ngoài nhà trường. Ông Phan Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa, nêu: “Tôi đồng tình việc cấm dạy thêm ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là phụ huynh có con em học một buổi, nhất là các cháu lớp 1, 2, 3 không biết gửi ở đâu. Các trường có chức năng, điều kiện để đảm nhận việc giữ trẻ không?”. Còn theo ông Nguyễn Xuân Ngọc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng, để giảm thiểu dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tổ chức học hai buổi hoặc bán trú nhưng điều kiện cơ sở vật chất hiện nay không thể nào kham nổi.

Nhiều ý kiến khác cho rằng ngay cả các cấp học THCS, THPT cũng chưa đủ điều kiện để tổ chức các cơ sở dạy thêm theo quy định của Thông tư 17, “Bộ sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?” - ông Phan Văn Dũng đặt câu hỏi với lãnh đạo Bộ GD&ĐT.

“Thông tư 17 còn nhiều điểm lỏng lẻo. Chẳng hạn, khi các giáo viên về hưu tổ chức cơ sở dạy thêm rồi mời các giáo viên tại các trường đến dạy cho chính học sinh của lớp chính khóa của họ thì có khác gì nhau đâu. Mặt khác, Thông tư 17 cũng chồng chéo khi cho rằng việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi là hoạt động dạy thêm, học thêm vì lâu nay đây là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường” - ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, nói.

Vẫn chưa có giải pháp cụ thể

Băn khoăn của đa số lãnh đạo các sở GD&ĐT là chưa biết sẽ cụ thể hóa Thông tư 17 như thế nào. Đến nay, trên thực tế phần lớn các tỉnh đều chưa thực hiện Thông tư 17 mà tìm những điểm có thể nới lỏng để giải tỏa nhu cầu dạy thêm, học thêm.

Ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: “Sau khi Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên xin ý kiến việc triển khai thực hiện Thông tư 17, UBND tỉnh Phú Yên đã xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy về chủ trương vận dụng. Ý kiến của đồng chí bí thư Tỉnh ủy là nên nghiên cứu kỹ chủ trương để… nới lỏng hơn so với Thông tư 17”.

Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, vẫn khẳng định Thông tư 17 là một sự đúc kết toàn diện các quy định về dạy thêm, học thêm. Giải thích việc có nhiều ý kiến cho rằng Thông tư 17 còn lỏng lẻo, chưa khả thi, ông Quý nói: “Các địa phương tham khảo Thông tư 17 chưa toàn diện. Quy định chặt chẽ nhưng các địa phương làm chưa tốt, chẳng hạn Thông tư 17 không cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình ở các lớp chính khóa đi học thêm tại các trung tâm nhưng giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng và được hiệu trưởng đồng ý. Việc này nhằm nghiêm cấm giáo viên bớt xén chương trình chính khóa để đưa vào dạy thêm”.

Cũng theo ông Quý, trước mắt để đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, Bộ giao các địa phương tổ chức các trung tâm, cơ sở dạy thêm phù hợp với điều kiện của địa phương. Riêng cấp tiểu học, Bộ kêu gọi các địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức học hai buổi/ngày, những nơi chưa đủ điều kiện thì khuyến khích các cơ sở bên ngoài nhà trường tổ chức các lớp học năng khiếu.

 

                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục