Cô giáo Nguyễn Tú Oanh, giáo viên trường PTDT Nội trú Tỉnh trao đổi bài với các em học sinh đội tuyển toán của trường.

Cô giáo Nguyễn Tú Oanh, giáo viên trường PTDT Nội trú Tỉnh trao đổi bài với các em học sinh đội tuyển toán của trường.

(HBĐT) - Đội ngũ nhà giáo là một trong những nhân tố quyết định đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, các nhà trường nói riêng. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. 30 năm ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11, tỉnh ta vinh dự có 8 nhà giáo được tôn vinh nhà giáo ưu tú. Họ chính là những thầy, cô giáo luôn tận tâm với nghề, đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người của địa phương.

 

Cô giáo Quản Mai Thanh sinh ra và lớn lên tại thị xã Sơn Tây, năm 1979 khi tốt nghiệp trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, cô Thanh về nhận công tác tại phòng GD – ĐT huyện Đà Bắc, khi đó cô mới tròn 20 tuổi. Sinh ra ở thành thị, chưa từng biết đến cuộc sống ở chốn “rừng thiêng, nước độc”  nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cô đã đi khắp các thôn xóm để gây dựng phong trào mẫu giáo của huyện. “ được đến tận nơi, chứng kiến tận mắt cuộc sống của bà con dân tộc, những thiệt thòi mà những cháu nhỏ nơi đây phải gánh chịu, tôi thấy mình cũng có một phần trách nhiệm ở đó. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch chỉ đạo ngành học và dành một nửa số thời gian trong tháng trực tiếp xuống cơ sở củng cố, xây dựng phong trào. Nhiều lớp mẫu giáo được gây dựng lại, các cháu nhỏ được ra lớp học, tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn xong chí ít các cháu cũng được đến trường như mọi đứa trẻ ở vùng quê khác. Đó là niềm vui lớn nhất đối với tôi”, cô Thanh tâm sự.

 

Tháng 8/1989, Trường mầm non đầu tiên của huyện Đà Bắc được thành lập, cô Thanh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng với bộn bề những khó khăn không chỉ về cơ sở vật chất mà còn bởi những suy nghĩ lạc hậu của các bậc phụ huynh. Chính cô đã động viên mình và động viên các cô giáo ở trường vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ 2 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ ghép ban đầu khi mới thành lập, đến nay nhà trường đã có 6 nhóm trẻ, 9 lớp mẫu giáo với hơn 400 cháu.

 

Có lẽ cũng cùng lứa, cùng thời với cô Thanh, cô giáo Nguyễn Tú Oanh – giáo viên môn toán trường PTDT nội trú tỉnh cũng đã trải qua bao khó khăn vất vả của nghề giáo. Tốt nghiệp ĐH năm 1986, ra trường công tác tại trường THPT Kỹ Thuật (nay là trường Ngô Quyền), đến năm 1992, cô Oanh chuyển về làm giáo viên dạy toán tại trường PTDT nội trú tỉnh. 20 năm gắn bó với trường cũng là từng ấy năm cô nhận trách nhiệm lãnh đội đi thi học sinh giỏi toán các cấp. Với cô Oanh, toán học là một môn học thú vị nhưng cũng rất khó, với người dạy toán thì còn khó khăn vất vả hơn rất nhiều bởi không chỉ dạy làm sao để các em hiểu mà còn phải để các em yêu thích, hứng thú với môn toán. Để “truyền lửa” cho những học trò của mình, cô Oanh đã phải tự học, tự cập nhật rất nhiều kiến thức. Nắm chắc được kiến thức rồi, cô truyền dạy cho học trò một cách tỉ mỉ, với những trò khá, cô tìm nhiều bài toán khó, hay để kích thích trí thông minh, lòng hăng say của các em. Đối với học sinh yếu hơn, cô chọn phương pháp giảng kỹ và “lắng nghe” phản hồi từ các em học sinh. Từ sự tận tình của cô, tình yêu lòng hăng say với toán học đã được truyền lại bao thế hệ học trò nơi đây và đã thực sự làm nên những thành tích đáng tự hào của nhà trường. Đến nay nhà trường đã có 46 giải, trong đó có 4 giải nhất, 7 giải nhì còn lại giải ba và khuyến khích. Cô Oanh liên tục được công nhận giáo viên giảy giỏi cấp tỉnh, 15 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Ngoài ra, cô Oanh còn liên tục nhận được giấy khen, bằng khen của công đoàn các cấp công nhận phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.

 

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 1 nhà giáo nhân dân và 34 nhà giáo ưu tú. Và mỗi nhà giáo ấy đều thực sự là những tấm gương tự học và sáng tạo luôn là gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo như Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Bạch Đằng – Nguyên giám đốc sở GD – ĐT, thầy Nguyễn Thái Tường, nguyên hiệu trưởng trường Phổ thông Lao động Lạc Sơn, thầy Bùi Văn Đựng – nguyên hiệu trưởng trường PTCS Ngổ Luông (Tân Lạc) luôn hết mình với vùng đặc biệt khó khăn hay cô giáo Nguyễn Thị Thùy ( TH Hữu Nghị - TP, Hòa Bình), cô giáo Lê Thị Dự (TH Sông Đà – TP. Hòa Bình)  luôn nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Và còn rất nhiều các thầy cô giáo khác dù ở những ngôi trường khác nhau, chức vụ khác nhau nhưng có lẽ có một điểm chung của những thầy cô ấy là đều đã làm việc và cống hiến trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng vẫn luôn giữ vững tài đức của mình, trở thành tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò, tiếp tục góp sức trong xây dựng chính sách chung để phát triển giáo dục, góp phần đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

                                                                                 

 

                                                                                   P.L

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục