Đội ngũ CB, GV, học sinh nhà trường phát huy truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển cùng nỗ lực, phấn đấu trong các phong trào thi đua, xứng đáng là trường chuẩn quốc gia. Ảnh: P.V

Đội ngũ CB, GV, học sinh nhà trường phát huy truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển cùng nỗ lực, phấn đấu trong các phong trào thi đua, xứng đáng là trường chuẩn quốc gia. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Trường THPT Ngô Quyền, tiền thân là trường PTTH Kỹ Thuật Hòa Bình, được thành lập ngày 27/9/1984 nằm trên địa bàn phường Chăm Mát (thành phố Hòa Bình). Đến nay, trường đã có 30 năm xây dựng và phát triển. Sự hình thành và lớn mạnh của trường luôn gắn liền với bước phát triển của ngành, của địa phương...

 

Những năm 80 của thế kỷ XX, công trình thủy điện Hòa Bình đang khẩn trương xây dựng. Dân số phát triển tự nhiên, cùng với con em cán bộ, công nhân xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu cần phải có thêm trường THPT trên địa bàn thị xã. Trong khi đó, thị xã Hòa Bình chỉ có 2 trường: trường cấp III Hoàng Văn Thụ và trường Đoàn (tức  trường THPT Công Nghiệp ngày nay). Mặt khác, lúc đó trường THPT Công Nghiệp buộc phải di chuyển địa điểm để dành chỗ cho quy hoạch xây dựng đê ngăn lũ sông Đà. Đứng trước tình hình đó, được sự cho phép của Sở GD &ĐT Hà Sơn Bình, trường THPT Công Nghiệp được tách ra. Một bộ phận cán bộ, giáo viên dạy văn hóa và toàn bộ giáo viên dạy nghề với nhà xưởng được chuyển vào địa bàn phường Chăm Mát. Người đặt nền móng cho trường PTTH Kỹ Thuật Hòa Bình là Nhà giáo ưu tú Lương Thọ Ngọc cùng một số thầy giáo, cô giáo dạy văn hóa và đội ngũ giáo viên dạy nghề được tách ra, chuyển vào trường mới.

 

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo ban đầu: dạy học theo mô hình vừa học, vừa làm. Nhà trường kết hợp vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề phổ thông cho học sinh, do vậy, tên gọi của trường là trường PTTH Kỹ Thuật Hòa Bình. Đội ngũ cán bộ, giáo viên vào thời điểm những năm 1984 - 1990 có lúc lên tới 76 người, trong đó bộ phận giáo viên, công nhân viên dạy nghề chiếm 60%. Các nghề dạy bao gồm: mộc dân dụng, gò, cơ khí, điện dân dụng, thêu đan, làm mành, cắt may, nấu ăn, lâm sinh (ươm cây, trồng rừng). Cùng với dạy văn hóa, nhà trường đã giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và học các nghề phổ thông để rèn luyện tinh thần tự giác, kỹ năng lao động của một số nghề đơn giản, thiết thực cho địa phương và gia đình.

 

Từ năm học 1997 - 1998, do có sự chuyển hướng về mục tiêu giáo dục, tên gọi cũ xét thấy không phù hợp, UBND tỉnh đã có Quyết định số 70/QĐ-UB-NC ngày 23/10/1998 đổi tên trường là trường THPT Ngô Quyền. Nhiệm vụ chính trị của nhà trường là dạy văn hóa phổ thông, nâng cao dân trí, tạo nền tảng GD THPT cho con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình thuộc các xã,  phường như: Chăm Mát, Độc Lập, Thống Nhất, Dân Chủ, Thái Bình, Bình Thanh của thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn. Từ ngôi trường này đã có gần 15.500 học sinh ra trường, phát triển cống hiến và trưởng thành ...

 

Trải qua 30 năm, từ ngôi trường còn biết bao khó khăn, từ địa điểm, lớp học, nơi làm việc và nơi ở của cán bộ, giáo viên, nhân viên phải mượn khu trường Đảng cũ, đến nay, trường đã có một cơ ngơi khang trang. Một khu giảng đường 3 tầng, mỗi tầng có 5 lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ tiện nghi phục vụ cho học sinh học tập; có khu nhà hiệu bộ, khu nhà học bộ môn, nhà đa năng, phòng thư viện, thiết bị, phòng tin học, phòng học ngoại ngữ... 30 năm, dù không ít khó khăn, chi bộ Đảng luôn đạt tổ chức cơ sở Đảng TS -VM; nhà trường vẫn luôn đạt tập thể lao động tiên tiến, công đoàn nhà trường luôn giữ vững danh hiệu công đoàn vững mạnh; Đoàn thanh niên được nhận bằng khen của T.Ư Đoàn.

 

    

Nhà trường đã và đang được đầu tư khá đồng bộ các phòng học bộ môn, tạo điều kiện để thầy và trò đạt chất lượng cao phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”.

 

Phát huy truyền thống “Dạy tốt - học tốt”, những năm gần đây, chất lượng giáo dục của trường được nâng lên đáng kể, dẫu đầu vào còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc các tổ chuyên môn khẳng định được năng lực chuyên môn cùng tâm huyết nghề nghiệp của mình. Hiện tại, nhà trường có 15 thầy, cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 20 người đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; chiến sỹ thi đua cấp tỉnh có 1 đồng chí, có 59 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Nhiều cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; phấn đấu đạt trình độ trên chuẩn. Cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã tạo được bước chuyển đáng kể. Năm học 2013 - 2014, tỷ lệ học sinh khá, giỏi chiếm 51% (trong đó, học lực giỏi chiếm 3,78%); học sinh có hạnh kiểm khá, tốt chiếm 97,57%; tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 100%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt xấp xỉ 40-47%. Cũng năm học này, trường có 22 học sinh giỏi cấp tỉnh (văn hóa, TD-TT) và có 3 em đoạt giải tại hội thao GD QP -AN toàn quốc. Trường luôn quán triệt, triển khai hiệu quả các CVĐ và phong trào thi đua; duy trì tốt  các hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện, nâng cao kỹ năng cho học sinh.

 

Có thể khẳng định, 30 năm qua, dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng các thế hệ CB, GV, CNV và học sinh luôn đoàn kết, thống nhất, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp “trồng người”. Công sức, tâm huyết của bao người từng công tác, giảng dạy, học tập tại trường đã vun đắp nên truyền thống đáng quý của nhà trường và kết quả đó đã góp phần vào bước phát triển của hệ thống các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Trường THPT Ngô Quyền đã có được bước tiến đáng kể, xứng đáng với niềm tin yêu của các cấp ủy, chính quyền, ngành GD &ĐT cùng đồng bào các dân tộc trong vùng. Với bước phát triển khá toàn diện đó, năm học 2014 - 2015, trường được UBND tỉnh công nhận là trường chuẩn quốc gia, đúng dịp kỷ niệm ngày thành lập trường (1984 -2014) và chào mừng 32 năm  ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

 

Sự ghi nhận đó là động lực lớn lao để tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Ngô Quyền sẽ tận tâm, đem hết sức mình phấn đấu để mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là một tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo, ra sức phấn đấu vì một nền giáo dục phát triển toàn diện. Xây dựng nhà trường thật sự thân thiện để học sinh có môi trường giáo dục lành mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu, kính trọng của học trò và xã hội.

 

 

 

 

                                          Nguyễn Thị Tuyết Mai

                            (Phó hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền)

 

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục