(HBĐT) - Liên tục những năm trở lại đây, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam tăng và tốc độ khó kiểm soát. Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 BCH T.ư Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới khẳng định mất cân bằng giới tính (MCBGTKS) tăng nhanh đã ở mức nghiêm trọng. Trong khi đó, tỉnh ta là 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất cả nước.


Các lực lượng diễu hành tuyên truyền về công tác dân số và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở TP Hòa Bình. 

Trong Chương trình hành động số 21-Ctr/TU, ngày 24/4/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của BCH T.ư Đảng đã nêu những hạn chế, yếu kém trong công tác DS /KHHGĐ: Tình trạng MCBGTKS có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2016 là 115, 3 trẻ em trai/100 trẻ em gái sinh ra; năm 2017 là 115,1/100 trẻ. Tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn trong một bộ phận dân cư, kể cả cán bộ, đảng viên.

Chi Cục trưởng Chi cục DS /KHHGĐ tỉnh Nguyễn Thị Minh Phương cho biết: Tình trạng MCBGTKS năm 2017 trên địa bàn tỉnh giảm 0, 2 điểm % so với năm 2016 nhưng vẫn ở mức cao (cả nước là 112,2/100 trẻ). Trong 13.598 trẻ sinh ra có 7.267 trẻ trai, 6.322 trẻ gái. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng MCBGTKS trầm trọng do bất bình đẳng giới, quan niệm phải có con trai để "nối dõi tông đường”, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Do đó, bằng nhiều cách, các gia đình vẫn cố để có con trai, thậm chí gây áp lực giữa thế hệ trước với thế hệ sau, chồng với vợ... Khoa học công nghệ càng phát triển, sự lạm dụng trong việc lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng lan rộng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù Bộ Y tế cấm các cơ sở y tế công bố giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhưng dường như không có tác dụng. Các phòng khám thông báo giới tính thai nhi như chuyện rất bình thường. Có trường hợp khi siêu âm biết thai nhi là nữ đã hủy thai. Năm 2015, 2016, lực lượng thanh tra chuyên ngành của Chi cục không bắt, xử phạt được trường hợp nào (năm 2017 không thực hiện thanh tra). Người dân thì truyền tai, mách nhau các biện pháp để có con trai từ siêu âm chọn ngày rụng trứng, đến chế độ ăn, uống thuốc, phương pháp cấy phôi… Năm 2017, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có 914 trường hợp (29 trường hợp là đảng viên), tăng 1,2% so với năm 2016. Trên 60% trường hợp sinh con thứ 3 là con trai.

Theo ngành dân số, MCBGTKS gây ra nhiều hệ lụy, gây tổn thương tâm lý đối với trẻ gái, áp lực nặng nề cho trẻ trai. Dự báo nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4, 3 triệu phụ nữ vào năm 2050. Khan hiếm cô dâu có thể dẫn đến việc phụ nữ phải kết hôm sớm, tỷ lệ ly hôn và tái hôn cao; có sự cạnh tranh, giành giật trong quá trình tìm bạn đời; tăng tỷ lệ sống độc thân; nguy cơ tăng tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em, mại dâm, xâm hại tình dục…

Trước thực trạng trên, Đảng, Nhà nước đã có những giải pháp tích cực nhằm khắc phục tình trạng MCBGTKS. Ngày 23/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 486/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016 - 2025. Nghị quyết Hội nghị T.ư 6, khóa XII (Nghị quyết số 21-NQ/TW) về công tác dân số trong tình hình mới chỉ rõ: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục hành vi nhằm giảm thiểu MCBGTKS. Rà soát, bổ sung quy định của pháp luật về cấm lựa chọn thai nhi. Ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ phụ nữ. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai /100 bé gái sinh ra sống.

Chương trình hành động số 21-Ctr/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của BCH T.ư Đảng đặt mục tiêu: Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên. Đến năm 2025, đạt tỷ lệ dưới 112 bé trai /100 bé gái sinh ra sống; phấn đấu chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 107 bé trai /100 bé gái.

Chi Cục trưởng Chi cục DS / KHHGĐ tỉnh Nguyễn Thị Minh Phương cho biết thêm: Chi cục đã tham mưu UBND tỉnh dự thảo chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh để ban hành trong thời gian tới. Về phía ngành sẽ tăng cường truyền thông lồng ghép trong các hội nghị, buổi nói chuyện chuyên đề, thông qua tư vấn trực tiếp của hệ thống cộng tác viên dân số thôn, bản… Tuyên truyền theo hình thức "mưa dầm thấm lâu”. Tăng cường thanh tra, kiểm tra. Khó khăn hiện nay là không có kinh phí riêng cho công tác truyền thông, thanh tra. Cộng tác viên dân số hiện chưa nhận được kinh phí hỗ trợ của Trung ương. Về phía người dân nên thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội và thế hệ tương lai, thay đổi nhận thức, quan điểm. Đặc biệt cần sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong quán triệt, chỉ đạo tổ chức thực hiện vấn đề này và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

                                                                               Minh Châu

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục