(HBĐT) - Với sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, y, bác sỹ, trong những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn thăm khám cho bệnh nhân.

Là đơn vị tuyến III trong khám, điều trị bệnh, địa bàn rộng, dân cư đông, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng KCB cho Nhân dân, giảm bớt khó khăn cho người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, Trung tâm Y tế huyện đã thực hiện đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng y tế, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh khi đến khám, điều trị. Trung tâm hiện có 153 cán bộ, y, bác sỹ, đều được đào tạo bài bản, trong đó, 8 bác sỹ trình độ sau đại học, 26 bác sỹ đa khoa, còn lại là y sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh…

Hướng đến sự hài lòng của người bệnh, Ban Giám đốc trung tâm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, bố trí cho đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ tham gia các khóa đào tạo chuyên khoa ngắn hạn, dài hạn, chuyên sâu. Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bùi Văn Luyến cho biết: Trung tâm đang thực hiện sửa chữa, nâng cấp dãy nhà khoa ngoại, trang bị và mua thêm máy sinh hóa, máy phẫu thuật nội soi… Từ năm 2020, trung tâm triển khai áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị bệnh như: Phẫu thuật nội soi ổ bụng, nội soi cắt ruột thừa, cắt u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung… Thời gian tới, trung tâm tiếp tục mời đội ngũ bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh về chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ, y, bác sỹ để thực hiện cắt sỏi túi mật, polyp túi mật, thủng dạ dày… Việc sử dụng thiết bị y tế mới trong điều trị bệnh giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn, giảm các trường hợp phải chuyển tuyến. Nhờ đó, tạo được lòng tin của người dân với trung tâm, số người đến khám, điều trị ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 10/2020, trung tâm đã khám, điều trị cho 108.272 lượt bệnh nhân, trong đó, điều trị nội trú 9.208 lượt, điều trị ngoại trú 16.327 lượt, thực hiện 516 ca phẫu thuật, 863 ca thủ thuật, có 3.403 ca chuyển tuyến trên điều trị, công suất sử dụng giường bệnh luôn đạt trên 100%.

Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho đơn vị, trung tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, KCB, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh khi đến khám, điều trị. Triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn bề mặt bệnh viện, nhằm hạn chế tối đa nhiễm khuẩn và lây chéo trong bệnh viện, xây dựng bệnh viện an toàn trong phòng, chống dịch. Đồng thời, chú trọng nâng cao y đức, thái độ giao tiếp, ứng xử, chăm sóc với người bệnh và người nhà bệnh nhân, tạo niềm tin, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Ôm con nhỏ trong tay, chị Quách Thị Tược, xóm Dóm Bái, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) chia sẻ: Lúc đầu thấy con quấy khóc, ăn kém, không chịu chơi và hơi sốt. Vì chủ quan, nghĩ đơn giản trẻ nhỏ sốt, quấy khóc do thay đổi thời tiết, đến khi thấy con sốt cao, bị co giật, gia đình mới vội vàng đưa con vào viện. Tại đây, các bác sỹ đã khám, cho uống thuốc, truyền dịch, cháu đã cắt sốt, không còn co giật, quấy khóc nữa. Nhìn con khỏe lên từng ngày tôi rất mừng và cảm thấy yên tâm khi đến khám, điều trị tại đây.

Không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, y, bác sỹ, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế hoạt động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng KCB, tạo được niềm tin, sự hài lòng của người bệnh khi đến khám, điều trị tại trung tâm. 

Đỗ Hà

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục