Bài 4 - Giải quyết tình trạng khai thác khoáng sản trái phép - Kinh nghiệm ở những địa bàn trọng điểm

(HBĐT) - Từng là địa bàn trọng điểm về khai thác khoáng sản trái phép, nhưng do phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là huy động sự tham gia của người dân, nhiều nơi đã "chuyển hóa” trở thành địa bàn ổn định, đẩy lùi tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.


Lực lượng chức năng huyện Kim Bôi và cán bộ xã Cuối Hạ kiểm tra thực tế điểm khai thác than trái phép tại xóm Nghìa sau khi bị triệt xóa.

Giao khoán địa bàn về cơ sở

Từng là địa bàn có tình trạng khai thác vàng trái phép, nhưng trong 3 năm trở lại đây, tình trạng khai thác vàng trái phép ở thôn Yên Lịch, xã Long Sơn (Lương Sơn) đã chấm dứt. Để có được kết quả trên là do xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Lấy cơ sở làm nòng cốt để tuyên truyền, vận động đến từng gia đình, người dân trong thôn, xóm, xã, nhất là những người trực tiếp tham gia khai thác vàng trái phép. Đồng thời, giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát, quản lý địa bàn đến từng thành viên Ban quản lý xóm. Các thành viên này phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, UBND xã nếu còn để xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn. Để hỗ trợ cho xóm, UBND xã thành lập tổ công tác, nòng cốt là Công an xã và lực lượng dân quân. Tổ do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng, thường xuyên tổ chức kiểm tra, truy quét, đẩy đuổi, xử lý các đối tượng có hành vi khai thác vàng trái phép. Nhờ vậy, thời gian qua, trên địa bàn xã không còn tình trạng khai thác vàng trái phép.

Cũng là địa bàn từng xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) nhiều lần tổ chức lực lượng truy quét, tháo dỡ lều lán, lấp hang, hố, thu giữ phương tiện, máy móc, đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi địa bàn. Tuy nhiên, khu vực khai thác vàng trái phép chủ yếu thuộc địa bàn giáp ranh, nên việc phát hiện, xử lý của địa phương gặp nhiều khó khăn. Khi thấy lực lượng chức năng, các đối tượng cất giấu phương tiện, tản mát sang những địa bàn lân cận. Khi lực lượng chức năng rút, họ quay trở lại tiếp tục khai thác vàng trái phép. Trước thực trạng trên, xã Hợp Thanh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy cơ sở làm nòng cốt để tuyên truyền, phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy đuổi các đối tượng khai thác vàng trái phép ra khỏi địa bàn. Trong đó, giải pháp Hợp Thanh đã thực hiện đạt hiệu quả cao nhất là giao khoán địa bàn cho thôn, xóm trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm. Với cách làm này, các thôn, xóm đã vận động các gia đình có người tham gia đào vàng trái phép không tiếp tục vi phạm; đưa việc này vào quy ước, hương ước để xử lý nghiêm, mang tính răn đe mạnh từ cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, xã Hợp Thanh đã từng bước xoá bỏ nạn "vàng tặc” kéo dài trong nhiều năm.

Không chỉ ở Long Sơn, Hợp Thanh (Lương Sơn) mà ở địa bàn trọng điểm về khai thác vàng trái phép như xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đến nay cũng đang có sự "chuyển hoá”. Đồng chí Bùi Xuân Hoàn, Chủ tịch UBND xã Mỵ Hoà chia sẻ: Từ sau vụ việc bắt, xử lý các đối tượng Bùi Văn Tam và Bùi Văn Điệp ở xóm Đồng Hoà về hành vi khai thác vàng trái phép vào tháng 2/2019, xã đã thực hiện việc giao khoán địa bàn cho xóm bảo vệ với sự hỗ trợ của Công an và Dân quân xã. Nhờ đó, việc quản lý địa bàn, nắm bắt, đấu tranh với các đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản trái phép đạt hiệu quả cao. Tạo sự răn đe cần thiết đối với những người đang có ý định tổ chức khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã. Từ đó đến nay, địa phương chưa phát hiện trường hợp nào có hành vi khai thác vàng trái phép.

Khi người dân trở thành "tai, mắt”

Việc đấu tranh, giải quyết tình trạng khai khác khoáng sản trái phép mỗi nơi, mỗi địa phương có một cách làm khác nhau. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm bức xúc về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trở thành địa bàn "trắng” không còn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thì chỉ có ở xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

Đồng chí Bùi Văn Hiệu, Phó Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: Trước đây, Cuối Hạ luôn là điểm "nóng” về khai thác than trái phép. Việc khai thác than trên địa bàn xã bắt đầu từ năm 1978 và đã có nhiều người tử nạn. Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn xã xảy ra 7 vụ nổ khí làm 14 người chết, 5 người bị thương. Trong đó, nhiều người mang thương tật suốt đời như Quách Công Phương ở xóm Pang; Bùi Văn Hưng ở xóm Vọ... Không chỉ gây thiệt hại về người, hậu quả mà Cuối Hạ phải gánh chịu từ nạn khai thác than trái phép còn là vấn đề về môi trường và tai, tệ nạn xã hội. Trước thực trạng đó, để xoá tận gốc nạn "than tặc”, cuối năm 2016, UBND huyện Kim Bôi xây dựng kế hoạch thành lập tổ công tác gồm các lực lượng công an, quân sự và hỗ trợ của lực lượng Công binh - Bộ CHQS tỉnh dùng thuốc nổ phá lấp 14 lò khai thác than trái phép tại xóm Vọ và xóm Nghìa.

Sau khi hoàn thành việc phá lấp, UBND huyện giao UBND xã quản lý với yêu cầu không để tái diễn tình trạng khai thác than trái phép. Thực hiện nhiệm vụ này, UBND xã đã đặt các điểm chốt kiểm soát và thành lập tổ công tác thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý địa bàn của các xóm có các điểm khai thác than trái phép. Với quyết tâm xoá tận gốc nạn "than tặc”, xã lồng ghép các chương trình, dự án, đầu tư cứng hoá đường bê tông vào các xóm giao cho người dân tự quản lý. Đây cũng là đoạn đường độc đạo trước đây các xe vận chuyển than đi qua. Do đó, khi có bất kỳ xe chở than nào đi vào cũng bị người dân phát hiện và ngăn cấm, báo cho lực lượng chức năng địa phương. Đối với các khu mỏ ở xa khu dân cư xã dựng barie giao cho xóm quản lý. Đồng thời, thực hiện quản lý chặt chẽ về nhân khẩu, không cho những người nơi khác đến địa bàn trở thành đầu nậu thu mua...

Với cách làm đó, từ năm 2016 đến nay, Cuối Hạ không còn tình trạng khai thác than trái phép, tình hình môi trường, ANTT đã được cải thiện... Đây chính là bài học kinh nghiệm quý giá cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước và giải quyết tình trạng khai thác khoáng sản trái phép khi biết dựa vào dân, để người dân trở thành "tai, mắt” của mình được đúc rút từ thực tiễn.

                                                                                           Nhóm PV

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục