(HBĐT) - Không đội mũ bảo hiểm (MBH); phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; nghênh ngang đi hàng 2, hàng 3 trên đường... Đó là những hình ảnh khá phổ biến của nhiều cô, cậu thanh thiếu niên, học sinh đi xe máy điện khi tham gia giao thông mà có thể dễ dàng nhận thấy khi đi trên các tuyến đường của TP Hoà Bình...


Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an tỉnh, tính đến ngày 25/7/2019, toàn tỉnh có 14.969 xe máy điện có đăng ký, quản lý. Trong đó, riêng địa bàn TP Hoà Bình có 5.407 xe, chiếm hơn 1/3 tổng số xe máy điện của toàn tỉnh. Do tính tiện ích, lại phù hợp với điều kiện, các quy định về đảm bảo giao thông nên người sử dụng xe máy điện phần lớn là học sinh, sinh viên. Số đối tượng này chiếm khoảng trên 70%.


Không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy điện do các em trong độ tuổi thanh, thiếu niên điều khiển không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng trên đường. Ảnh chụp trên đường Cù Chính Lan, khu vực đầu cầu Hoà Bình (TP Hòa Bình).

Cũng chính từ việc người sử dụng loại phương tiện này chủ yếu là đối tượng trong độ tuổi thanh, thiếu niên nên ý thức chấp hành các quy tắc, quy định về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông còn hạn chế. Trong đó, lỗi vi phạm phổ biến là không đội MBH; phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; đi hàng 2, hàng 3; vi phạm các quy định về tín hiệu đèn giao thông... Các hành vi này đã trực tiếp gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển và người tham gia giao thông. Chị Lan ở phường Phương Lâm kể: Vừa rồi, khi đang lái xe trên đường Thịnh Lang đến khu vực nút giao thông trước cửa Bưu điện Tân Thịnh, tôi được phen hú vía khi liên tiếp bị 2 xe máy điện do những học sinh cấp 3 điều khiển bất ngờ đánh võng, vượt đèn đỏ tạt đầu xe. May là lúc đó phanh kịp chứ nếu không cũng xảy ra tai nạn. Còn bà Huệ ở tổ 10, phường Tân Thịnh ngao ngán: Bây giờ đi ra đường ngoài xe tải chở nặng thì chúng tôi hãi nhất là gặp phải mấy cô, cậu thanh thiếu niên đi xe điện. Chúng nó chỉ biết đường nó đi. Lúc thì đi nghênh ngang hàng 2, hàng 3. MBH chẳng đội, đèn đỏ cũng chẳng dừng. Nhiều đứa cứ lên xe là phóng vùn vụt, không quan sát trước sau gì hết, xe máy hay ô tô nó cũng tạt đầu hết. Chẳng hiểu ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông (ATGT) ở đâu nữa. Đáng ngại hơn là hiện nay các phương tiện xe máy điện "đời” mới đều có thể đi được ở tốc độ cao. Trên đường đi, nếu chẳng may bị va quệt thì cũng có thể gây thương tích nặng. "Như vừa rồi ở ngã tư đường Hoàng Văn Thụ và đường Thịnh Lang xảy ra vụ tai nạn giao thông cũng vì do đi xe máy điện không quan sát, không chấp hành tín hiệu giao thông, bị xe máy đâm vào, may là người không bị làm sao...” - bà Huệ cho biết thêm.

Trên thực tế, những vi phạm nêu trên thường xảy ra vào lúc học sinh các trường, nhất là các trường THPT tan học hoặc thời điểm cuối giờ chiều, tối khi các em, các cháu đi chơi thể thao, tham gia các hoạt động thể chất hoặc buổi tối các em ra đường đi chơi. Tuy nhiên, do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ATGT chưa cao nên nhiều em đã "vô tư” vi phạm. Theo kết quả kiểm tra công tác đảm bảo ATGT của Sở GD&ĐT cho thấy, công tác đảm bảo ATGT tại các trường học vẫn nổi lên vấn đề học sinh không chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường bộ. Trong đó, tỷ lệ học sinh không đội MBH khi đi xe máy điện chiếm trên 70%. Còn theo lực lượng CSGT - Công an TP Hoà Bình thì thực tế cho thấy, ý thức một bộ phận học sinh khi tham gia giao thông chưa cao. Nhiều em còn đi xe hàng 3, hàng 4; vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư; cầm ô khi đi xe máy, xe đạp, lạng lách, đánh võng... Điều này tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nay, Đội CSGT - Công an TP Hoà Bình đã phát hiện, lập biên bản, xử phạt 21 trường hợp điều khiển xe máy điện vi phạm quy định về đảm bảo TTATGT. Trong đó, có 15 trường hợp không đội MBH, 1 trường hợp vượt đèn đỏ và 5 trường hợp vi phạm khác. Đồng thời, lập danh sách 35 trường hợp điều khiển xe máy điện vi phạm quy định về đảm bảo ATGT gửi về nhà trường. Trong đó, có 31 trường hợp không đội MBH, 4 trường hợp vượt đèn đỏ. Ngoài lực lượng CSGT, các lực lượng chức năng như Cảnh sát trật tự Công an tỉnh và Công an TP Hoà Bình đã bắt, xử lý nhiều trường hợp người điều khiển xe máy điện vi phạm các quy định về đảm bảo ATGT như không đội MBH, lạng lách, đánh võng, chạy không đúng phần đường, vượt đèn đỏ...

Để giải quyết tình trạng này, theo đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ngoài việc các trường học tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cho học sinh về chấp hành các quy định đảm bảo ATGT thì cũng rất cần có sự phối hợp, vào cuộc một cách đồng bộ của gia đình, phụ huynh học sinh trong việc giáo dục, quản lý con em khi tham gia giao thông bằng xe máy điện nói riêng, xe máy từ 50 cm3 trở lên khi chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe...


Phóng sự xã hội của Mạnh Hùng

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục