Canh giữ vùng biển, vùng trời Trường Sa là nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của những người lính. Để cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác, phía sau mỗi người lính là hình bóng của người thân - hậu phương vững chắc nơi quê nhà.

Chủ động làm việc bằng hai

Trong hành trình mang hơi ấm đến với Trường Sa, mỗi thân nhân cán bộ, chiến sỹ đều chất chứa tình cảm riêng nhưng họ đều có điểm chung là tình yêu thương vô bờ dành cho những người lính đảo. Những ngày người thân thực hiện nhiệm vụ nơi đảo xa, người vợ, người mẹ nơi hậu phương đã làm việc bằng hai để luôn là hậu phương vững chắc.

Chị Trần Thị Ngọc Bích, 26 tuổi, quê ở thành phố cảng Hải Phòng. Trong lúc chờ đến lượt vào đảo thăm chồng, chị đã chủ động đề xuất với lãnh đạo Đoàn công tác cho phép mình phụ giúp tổ nhà bếp nhặt rau, rửa bát, chuẩn bị bữa ăn. Để có chuyến đi này, chị đã phải gửi hai con nhỏ (lớn 5 tuổi, nhỏ 3 tuổi) cho gia đình nội, ngoại để vượt gần 2 nghìn cây số ra thăm chồng công tác tại đảo Thuyền Chài C.

Chị Bích chia sẻ, trong những ngày chồng công tác nơi đảo xa, nhà lại ở xa bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng nên chị phải đảm đương toàn bộ việc nuôi dạy hai con nhỏ. Để có thời gian chăm sóc con nhỏ, chị Bích xin làm kế toán tại một doanh nghiệp tư nhân gần nhà để tiện đưa đón con đi học hàng ngày. Hai con của chị đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn là động lực tốt cho chồng chị - Trung úy Lã Quang Quý yên tâm công tác. 

Chị Bích hồi tưởng, hai vợ chồng lấy nhau từ năm 2010 nhưng có 4 năm anh công tác ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Khi sinh con gái thứ 2, chồng không có ở nhà, chị một mình "vượt cạn" an toàn, nuôi con khỏe mạnh. Đến khi anh về phép, phải mất khoảng hơn 1 tuần, con gái mới quen sự có mặt của bố ở nhà. "Xác định làm vợ bộ đội phải chấp nhận ở xa chồng nên mình càng quyết tâm trong mọi việc để là điểm tựa, hậu phương vững chắc", chị Bích khẳng định.

Vững lòng nơi ngọn sóng


Thân nhân thăm cán bộ, chiến sỹ công tác tại các đảo phía Nam quần đảo Trường Sa.

Thời điểm tổ chức cho thân nhân thăm cán bộ chiến sỹ vào cuối tháng 5 đã được Vùng 4 quân chủng Hải quân tính toán kỹ. Bởi thời gian này, học sinh được nghỉ hè, cũng là lúc trời yên biển lặng. Trong hải trình thăm thân, biển khơi như cũng thấu hiểu lòng người hậu phương, không tạo sóng dữ nên bớt đi những cơn say sóng đối với người mẹ, vợ chiến sỹ. 

Sau giây phút xúc động và vô cùng hạnh phúc được gặp chồng công tác tại đảo Núi Le, chị Ngô Thị Vân, ở Quảng Lộc, Quảng Xương (Thanh Hóa) chia sẻ, lấy nhau được hơn 13 năm nhưng chồng chị có tới 10 năm công tác tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Mọi công việc nội ngoại, chăm sóc con cái đều do chị gánh vác. Tình thương yêu dành cho chồng trọn vẹn trong tim nên khi ra đảo chị cũng không mang nhiều quà chỉ có lời nhắn nhủ mong chồng chị là anh Nguyễn Đức Tứ công tác tại đảo Tóc Tan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để người thân ấm lòng và tự hào. 

Cũng như chị Bích, chị Vân, chị Phan Lan Anh, công tác tại Trạm Y tế xã Hồng Long, Nam Trực, tỉnh Nam Định đã thay chồng chăm sóc 2 con nhỏ và bố mẹ chồng để anh Trần Duy Thảo yên tâm công tác tại quần đảo Thuyền Chài C. Đến nay, vợ chồng chị đã 9 năm liền không được cùng nhau đón Giao thừa.

Theo lãnh đạo Vùng 4 Hải quân, những thân nhân được chọn ra thăm chồng, con đang công tác tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa lần này đều là những cá nhân tiêu biểu, hậu phương vững chắc nơi quê nhà. Toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở của các thân nhân đều được Nhà nước chi trả. Thân nhân của cán bộ, chiến sỹ, nhất là những người vợ trẻ, dù làm công chức, giáo viên, nhân viên hay là nông dân… đều toát lên tinh thần tự chủ, lạc quan, luôn biết vượt lên chính mình để thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình, xã hội mà không một lời kêu ca, phàn nàn.

Càng trò chuyện với các thân nhân chiến sỹ mới càng thấm thía sự hy sinh lớn lao của người vợ, người mẹ nơi hậu phương để chồng, con vững tâm thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, canh giữ vùng biển, vùng trời thân thương của Tổ quốc.

Bài 3: Vững tay súng nơi đầu ngọn sóng

 

                     TheoBaotintuc

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục