(HBĐT) - Cứ vào khoảng 16h - 16h30’ hàng ngày, không chỉ người lớn mà có cả hàng chục đứa trẻ từ 5 - 7 tuổi vô tư ngụp lặn, tắm mát làm náo động cả một khúc sông Đà. Đáng nói, chỉ cách nơi mà cả trăm con người vẫn tắm mát vào những buổi chiều hàng ngày khoảng trăm mét là điểm xảy ra vụ 8 trẻ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu. Có lẽ, nhiều người đã quên ký ức của... dòng sông.


Dù vụ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu, hàng ngày vẫn có nhiều người bất chấp nguy hiểm để vùng vẫy trong dòng nước sông Đà. Ảnh: Người dân tắm sông Đà đoạn thuộc khu Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

- Hôm nay cũng ra tắm à? Sao chỉ đi tắm một mình thế, bọn trẻ đâu?

- Thằng cu con kia, áo phao đâu, muốn chết à?

- Mới ra, sao bác về sớm thế?

- Hôm nay trời gió, nước lạnh, khởi động kỹ vào rồi mới xuống nhé!

...

Những câu nói, chào hỏi không đầu, không cuối của nhóm người gặp nhau trên lối mòn chen qua đám cỏ rậm rạp dẫn từ đê Thịnh Lang xuống bờ sông lẫn trong tiếng cười, giữa âm thanh hỗn độn của đám trẻ đang thích thú vì được ngụp lặn dưới dòng nước trong, mát lành.

Đứng từ trên đê nhìn xuống dòng nước đang có hàng chục người, già, trẻ,lớn, bé đủ cả, chị Thuỷ - nhà ở khu Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình)ngao ngán: Vụ đuối nước thương tâm làm 8 cháu thiệt mạng cùng một lúc xảy ra vào thời điểm cuối tháng 3/2019 đến giờ, người dân chúng tôi còn chưa hết ám ảnh. Vậy mà chẳng hiểu sao người ta vẫn "vô tư” tắm sông. Có phải riêng người lớn đâu, cả trẻ nhỏ cũng cho xuống nước để vùng vẫy. Đấy, chú xem, có cả những đứa trẻ 5 - 6 tuổi...

Góp chuyện, chị Hương - giáo viên trường tiểu học Hữu Nghị(ngôi trường có học sinh trong vụ đuối nước xảy ra ngày 21/3/2019) nhà cũng gần đây, thường đi bộ trên đê vào buổi chiềucho biết: Những hôm trời nắng nóng, buổi chiều ở đây đông người tắm lắm. Nhìn người ta xuống nước tắm mà mình thấy sợ.

Chỉ tay về phía những tấm biển cấm tắm, cảnh báo vùng nước nguy hiểm được các cơ quan chức năng cắm ngay sát bờ sông, chị Hương nghẹn giọng: Chỗ kia là nơi xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 8 học sinh tử vong. Cũng chỉ cách "bến tắm” hàng ngày của người dân khoảng dăm, bảy chục mét chứ mấy. Nhìn dòng nước hiền hoà thế này thôi, chứ ở đây năm nào cũng có người bị đuối nước.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Tiến - một người dân chia sẻ: Ở đây nhiều người có thói quen chiều nào cũng phải ra sông tắm thì mới thấy thoải mái. Khu "bến tắm” ở bãi cát Thịnh Minh này là điểm đẹp nhất. Bãi cát thoai thoải, nước không sâu, lại sạch thế nên có rất nhiều người ở khu vực quanh đây vàở nơi khác về đây tắm. Nhiều người còn đưa cả trẻ con đi tắm cùng. Để đảm bảo an toàn, mọi người vẫn nhắc nhau phải mặc áo phao trước khi xuống nước. Tuy nhiên, "vẫn có người, nhất là thanh thiếu niên đã biết bơi thỉnh thoảng lại liều lĩnh bơi ra khu vực phao giới hạn luồng lạch. Nói nhưng chúng nó cũng chẳng nghe, chúng tôi cũng chỉ biết nhắc nhở. Còn chúng nó lớn rồi, tự phải biết bảo vệ bản thân thôi” -anh Tiến thở dài ngán ngẩm.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Mỹ Bình, Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang chia sẻ: Thời gian qua, phườngđãtăng cườngcông tác tuyên truyền, vận động người dân không tắm tại khu vực hạ lưu sông Đà. Nhất là sau khi xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm 8 cháu tử vong, UBND phường đã phối hợp với các ngành chức năng cắm biển cảnh báo cho người dân tại các điểm có xoáy nước, nước sâu không đảm bảo an toàn; đẩy mạnh thông tin, truyền thông trên hệ thống phát thanh ở các tổ dân phố, xóm cho người dân hiểu và thấy được việc mất an toàn khi tắm, bơi lội trên sông... Mặc dù vậy, người dân vẫn "vô tư” tắm sông dù chobiết rất nguy hiểm và sông có nhiều xoáy ngầm.

 

Trên thực tế, không riêng gì ở hạ lưu sông Đà thuộc khu vực phường Thịnh Lang mà ở nhiều điểm thuộc khu vực phường Phương Lâm, Đồng Tiến (TP Hòa Bình) cứ vào khoảng từ 16h30' - 18h30' hàng ngày, nhiều người dân từ già đến trẻ vẫn rủ nhau ra sông Đà để tắm. Khi tắm sông, nhiều người dân cũng ý thức phải mặc áo phao, mang theo vật dụng cứu hộ cần thiết... Tuy nhiên, mối nguy hiểm đuối nước luôn hiện hữu. Bởi hạ lưu sông Đà là lưu vực sông có nhiều dòng chảy ngầm, xoáy mạnh nên cực kỳ nguy hiểm.

Trước thực tế trên, thời gian qua, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hòa Bình đã đề nghị UBND các phường, xã triển khai tuyên truyền, vận động người dân không tự ý tắm, bơi lội tại khu vực hạ lưu sông Đà; cắm biển cảnh báo, cấm tắm tại nhiều điểm dọc bờ sông; tăng cường thông tin cho người dân hiểu và thấy được việc mất an toàn khi tắm sông... Tuy vậy, phớt lờ mọi cảnh báo, nhiều người hàng ngày vẫn bơi lội dưới sông như một thói quen. Những ký ức đau thương nơi dòng sông còn hiện hữu nhưng có lẽ nhiều người đã... lãng quên.

 

Phóng sự xã hội của Vũ Phong

Các tin khác


Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục