(HBĐT) - Có một vùng đất sơn kỳ thủy tú ven dòng Đà giang từng đi vào thi ca:"Đường lên Mường Tuổng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh/ Nánh Nghê, Tú Lý, Tân Minh/ Nước non ngàn dặm ân tình xiết bao”. Đó là huyện vùng cao Đà Bắc, miền quê sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái. Nằm trong lưu vực sông Đà với địa hình chủ yếu là núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều sông, suối xen kẽ và là địa điểm tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên huyện có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất ven dòng Đà giang. Bên cạnh đó, Đà Bắc sở hữu vẻ đẹp cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đẩy mạnh KT-XH tại địa phương.


Bà con dân tộc Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) duy trì nghề thêu thổ cẩm truyền thống góp phần phát triển du lịch.

Cách TP Hòa Bình 10 km về phía Tây Bắc và được bao bọc bởi dòng chảy sông Đà với 12 xã của huyện nằm dọc lòng hồ thủy điện Hòa Bình, nơi có phong cảnh nguyên sơ, không khí trong lành, là cơ hội để khách du lịch về với thiên nhiên mây núi trập trùng, mênh mang sông nước. Huyện có nguồn tài nguyên phong phú với hệ thống hang động đẹp, các đảo lớn, nhỏ trên hồ Hòa Bình cùng hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng, phong phú; những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như: Đền Thác Bờ, bia Lê Lợi, di tích lịch sử chiến khu Mường Diềm, chiến khu Tu Lý - Hiền Lương… là điểm du lịch tuyệt đẹp để du khách thăm quan, trải nghiệm.

"Mai anh về Đà Bắc/ Cập bến nước Hiền Lương/ Sáng thăm chợ cá tôm Người bán mua nhộn nhịp/ Anh về thăm xóm Ké/ Bản Mường sao vui thế/ Rộn rã tiếng cồng chiêng” (Ca khúc Mời anh về Đà Bắc - nhạc và lời: Huy Tâm). Câu hát trên đã gợi tả nét đẹp mộc mạc, nên thơ của miền đất Đà Bắc. Ở đây, du khách có thể cùng hòa mình vào nếp sống vui tươi của đồng bào các dân tộc với nếp làng, phong tục, tập quán văn hóa từ ngàn đời. Trải nghiệm nghỉ ngơi tại homestay, tận hưởng không khí "trong như vắt”, thưởng thức vẻ đẹp tiềm ẩn của miền đất yên bình này. Đồng thời, cùng gia đình trải nghiệm những thử thách như leo núi, thám hiểm hang động, khu rừng nguyên sinh hay cắm trại, chèo thuyền trên dòng sông Đà.

Về với Đà Bắc, những món ăn từ thiên nhiên mang hương vị của sông núi cũng là một yếu tố hấp dẫn du khách như: lợn quay lá mắc mật, gà chạy bộ, cá suối nướng, rau đồ, măng chua nấu thịt gà… Mỗi món ăn có những hương vị, nét đặc trưng riêng, mang đến cho du khách cảm giác độc đáo, thú vị, khi đã thưởng thức đều sẽ khó quên.

Trong những năm gần đây, được Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, UBND huyện đã xây dựng những giải pháp mang tính chiến lược như: Xây dựng nghị quyết, đề án về phát triển du lịch huyện tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định khai thác tiềm năng thiên nhiên tươi đẹp với núi non kỳ vĩ, rừng già nguyên sinh, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng là nội dung quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng tour du lịch nhiều ngày từ Hòa Bình - Pu Canh - hồ Sông Đà; hỗ trợ các xóm, bản làm du lịch tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ nhiều mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và khoa học, công nghệ, tạo động lực cho phát triển KT-XH. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn phát triển du lịch địa phương. Từng bước nâng cao đời sống cả về vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong huyện.

Nhận được sự đồng lòng, quyết tâm từ chính quyền đến Nhân dân, đến nay, huyện đã hình thành được các điểm du lịch cộng đồng mang lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách như: Xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Sưng (xã Cao Sơn). Đặc biệt, bản Đá Bia cũ (xã Tiền Phong) là 1 trong 3 bản du lịch cộng đồng trên toàn quốc được bình chọn và nhận Giải thưởng du lịch cộng đồng Asean năm 2018, cùng với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, sinh thái trong huyện hoạt động hiệu quả, mỗi năm đón hàng vạn lượt khách. Tính riêng trong năm 2020, huyện đón hơn 90 nghìn lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 30 tỷ đồng, góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là các xã vùng hồ có điểm du lịch. 

Những thành công trên đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tạo nguồn thu và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào Nhân dân các dân tộc trong huyện, đưa huyện vươn lên thành huyện có tiềm năng phát triển du lịch bền vững, tạo thế mạnh để thúc đẩy tăng trưởng KT-XH địa phương trong những năm tiếp theo.

Hoàng Văn Tô
(Công an huyện Đà Bắc)

Các tin khác


Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 5 - Mường Động - yêu nhau tìm về

(HBĐT) - "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, thứ tự sắp xếp của 4 vùng Mường cổ nay chỉ là tương đối. Mường Động - Kim Bôi đang dần đổi thay. Với những chương trình, đề án, chiến lược đúng đắn, Kim Bôi được biết đến là miền đất của các mô hình canh tác thông minh, mang lợi ích kép về kinh tế và môi trường. Nơi đây cũng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Nguồn nước khoáng chảy trong lòng Mường Động đang trở thành "vàng trắng”, định danh Kim Bôi trên bản đồ du lịch.

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 4 - Đổi thay Mường Thàng

(HBĐT) - Được chia tách từ huyện Kỳ Sơn (cũ), sau 19 năm xây dựng và phát triển, huyện Cao Phong - Mường Thàng đã bứt phá ngoạn mục, ghi dấu ấn đậm nét trong phát triển KT-XH, kết cấu hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống Nhân dân không ngừng được nâng lên.

Đưa thương hiệu lợn bản địa vươn xa

(HBĐT) - Đến Hoà Bình là đến với khám phá văn hoá và ẩm thực, trong đó cá sông Đà, lợn bản địa là món không thể thiếu. Từ một người đang làm doanh nghiệp xây dựng, anh Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chuyển sang nuôi bò và lợn bản địa. Anh là người đứng lên gây dựng Hợp tác xã (HTX) đa ngành nghề Đồng Chum với mục tiêu bảo tồn giống lợn bản địa, đưa hương vị lợn bản đến những thị trường lớn.

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 3 - Sức bật Mường Vang

(HBĐT) - Đến vùng Mường Vang - Lạc Sơn, những ai đã lâu mới có dịp quay trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những đổi thay ở quê hương xứ Mường. Đó là diện mạo của những miền quê nông thôn mới (NTM), những dự án đầu tư vào địa phương, nền văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, du lịch phát triển… tất cả tạo nên một Mường Vang đang từng ngày khởi sắc.

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 2 - Mường Bi quyết tâm hiện thực hóa khát vọng bứt phá

(HBĐT) - Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư này, huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa... Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch nghỉ dưỡng tại các xã vùng cao được Tân Lạc xác định là hướng đi mũi nhọn, mục tiêu hàng đầu giúp địa phương tạo nên bứt phá trong nhiệm kỳ mới. 

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 1 - Hồn cốt giá trị văn hóa đất Mường chuyển động

(HBĐT) -Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Bi, Vang, Thàng, Động”. Mỗi vùng có những nét văn hóa chung, riêng hòa quyện, tạo nên nền văn hóa Mường Hòa Bình đặc sắc. Trong bối cảnh mới, cán bộ, Nhân dân các vùng Mường đang thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, khai thác tiềm năng lao động, có những hành động cụ thể giải quyết khó khăn, vướng mắc để các vùng Mường bứt phá vươn lên phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục