(HBĐT) - "TP Hồ Chí Minh không phải lần đầu tôi đến. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tháng 4 tôi lại đưa vợ con vào thành phố này. Bởi đây là nơi bố tôi và nhiều đồng đội của ông đã chiến đấu, hy sinh ngay trước thời khắc chiến thắng: 30/4/ 1975...”, câu chuyện xúc động của anh bạn trên cùng chuyến bay kéo tôi về với thực tại.


Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia - Dinh Độc Lập là điểm thăm quan du lịch của nhiều bạn trẻ khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng không phải lần đầu tiên chúng tôi đến. Nhưng lần nào đặt chân đến thành phố này cũng vậy. Vẫn cảm giác vừa lạ lẫm, vừa thấy thân quen. Lạ vì phố xá còn chưa thể đi hết. Nhưng ký ức về Đại thắng mùa xuân năm 1975 còn như gần gũi, thân thuộc. Bây giờ, sau 47 năm, trên hành trình xuyên Việt, chúng tôi đã đặt chân đến điểm cuối của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đạ, được sống trong không khí, niềm vui của ngày chiến thắng ngay trên thành phố mang tên Bác. Đến TP Hồ Chí Minh trong những ngày chuẩn bị kỷ niệm 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nơi đâu chúng tôi cũng cảm thấy bước chân thần tốc của những chiến sỹ giải phóng quân "chân trần, chí thép” dồn dập trên con đường đến "ngày vui đại thắng”.

Mỗi khi có dịp vào thành phố mang tên Bác. Bao giờ cũng vậy, Dinh Độc Lập và Bảo tàng chứng tích chiến tranh luôn là những địa chỉ đỏ mà chúng tôi chọn đến. Bởi, ở chính những nơi này, chúng tôi - những người chưa từng đi qua chiến tranh có thể "chạm” được vào ký ức chiến tranh một cách chân thật, cảm nhận rõ nét nhất. Cho đến giờ, tôi không thể quên một người đàn ông nói giọng Bắc có mái tóc bạc trắng đi cùng những người cũng với mái tóc đã bạc trắng theo thời gian. Họ đã từng là những chiến sỹ giải phóng quân, từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong ngày 30/4/1975, họ có mặt tại Sài Gòn. Trò chuyện với những cựu chiến binh (CCB) này chúng tôi được biết, họ đang trên hành trình trở lại chiến trường xưa. TP Hồ Chí Minh là điểm cuối của cuộc hành trình. Tất cả họ đều đã từng đến TP Hồ Chí Minh với những đồng chí, đồng đội, cùng vào sinh ra tử dưới hòn tên, mũi đạn. Lần thứ nhất, họ đến thành phố này khi còn xuân trẻ. Với bước chân thần tốc, họ đến để giải phóng non sông, đất nước quy về một mối. Còn lần này đến thành phố với tư thế hiên ngang, tự hào. Không thể nói hết được niềm vui của những CCB đến từ các miền quê khi trở lại chiến trường xưa mà tôi chưa kịp hỏi tên - những người đã góp xương máu, hiến dâng cả tuổi xuân để làm nên một chiến thắng lẫy lừng mà lịch sử sẽ còn mãi nhắc đến. 

Trở lại với chiến dịch lịch sử - chiến dịch Hồ Chí Minh, trong những ngày đầu tháng 3, tháng 4/1975, khi thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch mở ra chiến dịch, ta đã xác định trận quyết chiến chiến lược giữa ta và địch đã bắt đầu. Khởi đầu cho chiến dịch, ngày 8/4/1975, không quân của ta do Đại tá Nguyễn Thành Trung chỉ huy một phi đội máy bay chiến đấu ném bom sân bay Tân Sân Nhất, Dinh Độc Lập. Ngay hôm sau (9/4), ta tiến đánh địch ở Xuân Lộc. Ngày 16/4, ta đập tan lá chắn thép của địch ở Phan Rang (Ninh Thuận), bắt sống 2 tướng và toàn bộ Bộ chỉ huy tiền phương của địch ở đây. Đến ngày 18/4, Tổng thống Mỹ khi đó là G.Ford đã phải ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Ngày 20/4, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức và ngày 23/4, người Mỹ chính thức phủi tay bỏ rơi chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi tuyên bố chiến tranh kết thúc. Những chiến thắng đó diễn ra cùng lúc với quân giải phóng từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát để tiến công vào giải phóng Sài Gòn. Thời khắc lịch sử đó như một phiến đá bền chắc luôn tồn tại trong trái tim của nhiều thế hệ người Việt Nam. Đúng 17h ngày 26/4/1975, cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu. Các mục tiêu tấn công của ta ngập chìm trong bão lửa, binh lính ngụy hoảng loạn vứt súng, bỏ vị trí chiến đấu tìm đường chạy thoát thân. Trong trận đánh cuối cùng để kết thúc gần 11.000 ngày đêm đi trong mưa bom, bão đạn của quân thù, dân tộc ta đã đi đến chiến thắng. Đúng 11h30' ngày 30/4/1975, lá cờ giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ, ác liệt, anh dũng và kiên cường của cả dân tộc Việt Nam.

Đã gần 50 năm qua đi nhưng khi nói chuyện với chúng tôi, những người lính một thời xông pha trận mạc không giấu sự tự hào: Nếu có sống và trải qua thời kỳ chiến đấu gian khổ mới thấm thía và thấy được hết giá trị của độc lập, tự do. Vì điều đó cả dân tộc Việt Nam và biết bao thế hệ người Việt Nam đã không tiếc máu xương, không tiếc tuổi thanh xuân để giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc; thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước. Chúng tôi tự hào khi đi đến thời khắc cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ: Thời khắc chiến thắng! Dinh Độc Lập - nơi từng được xem là biểu tượng cho quyền lực của Mỹ - Ngụy tại miền Nam Việt Nam giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa, di tích lịch sử cấp quốc gia; là nơi mà những người lính chiến và cả những cựu binh Mỹ đi tìm lại chính mình thời trai trẻ. "Với tôi, những người CCB Mỹ bây giờ là những người bạn thân thiện, dễ mến. Còn quá khứ ư! Hãy để cho nó mãi mãi trở thành niềm tự hào của cả một dân tộc anh hùng”, tôi đã thực sự xúc động khi được nghe một CCB nói như vậy trong cuộc hành trình tìm về ký ức cuộc chiến của mình.   

Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một bảo tàng khá đặc biệt. Là nơi lưu giữ những chứng tích, tội ác của Mỹ - Ngụy đối với người dân  Việt Nam, nhưng không phải là để khơi sâu thêm hận thù của quá khứ, hận thù của dân tộc mà nó đã trở thành cầu nối để nhiều người tìm lại được chính mình và khi đến đây, bản thân họ như đã được xưng tội và sám hối. Đây cũng là một bảo tàng trước khi bùng phát dịch Covid-19 có lượng du khách là người nước ngoài đến rất đông. Trong số đó có cả những người từng cầm súng chống lại dân tộc Việt Nam. Sự tồn tại của bảo tàng không phải là để đào bới lại quá khứ đau thương, mà là nơi để nhắc nhở mỗi người khi đến đây hãy biết trân quý hòa bình hôm nay. Bảo tàng chứng tích chiến tranh chính là nơi để mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế hiểu về bản lĩnh, sức mạnh của con người Việt Nam trước sự tàn bạo đến thảm khốc của cuộc chiến. 

Trên thành phố mang tên Bác giữa những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui chiến thắng cách đây gần 50 năm. Chiến thắng đó đã mở ra con đường phát triển mạnh mẽ của TP Hồ Chí Minh nói riêng, đất nước Việt Nam thống nhất nói chung. Lần nào cũng vậy, có mặt ở TP Hồ Chí Minh trong những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi cứ vương vấn mãi một niềm vui khó tả. Chẳng biết đó có phải là niềm vui chiến thắng của ngày 30/4/1975 còn đọng lại. Giữa phố xá phồn hoa, chợt nghe đâu đó một giai điệu quen thuộc "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Có lẽ giai điệu đó được phát ra từ một ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong góc phố yên bình, với những người lính vẫn còn mang những ký ức đẹp về ngày vui đại thắng cách đây gần 50 năm. 


Vũ Phong


Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục