(HBĐT) - Nhưng ngày cuối năm 2022, Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) náo nhiệt hơn mọi ngày. Nơi đây diễn ra hoạt động tiễn đoàn công tác Vùng 4 Hải quân và phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đi làm nhiệm vụ, thăm, chúc Tết quân và dân Quần đảo Trường Sa nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Năm nay, cùng với hàng hóa nhu yếu phẩm, thông qua chương trình "Xuân biên cương - Tết hải đảo”, Nhân dân từ mọi miền Tổ quốc đã gửi hàng nghìn suất quà, gồm những cây quất, mai, đào, lan,lá dong, gạo nếp và nhiều món quà mang đậm hương vị Tết Việt đến với quân, dân Quần đảo Trường Sa.



Hàng hóa, quà từ đất liền vận chuyển lên các chuyến tàu đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên Quần đảo Trường Sa

Muôn trái tim hướng về Trường Sa

Trước khi tiễn đoàn lên tàu ra đảo, Đại Tá Lã Thanh Hùng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân cẩn thận dặn dò cán bộ, chiến sỹ trên tàu và phóng viên theo tàu: Chuyến đi này ngoài việc thăm hỏi, chúc Tết CBCS, Nhân dân, các bạn còn mang một trọng trách rất lớn là chuyển hàng ngàn tấn hàng hóa, quà tặng, tình cảm của Nhân dân cả nước gửi đến quân, dân huyện đảo Trường Sa; đồng thời thông tin tuyên truyền để Nhân dân cả nước biết được đời sống vật chất, tinh thần của quân, dân trên đảo và nơi đảo xa cũng đang tích cực để đón Tết cổ truyền của dân tộc đầy đủ, vui vẻ như trong đất liền.

Ra tận Quân cảng Cam Ranh tiễn đoàn công tác ra huyện đảo Trường Sa, đồng chí Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xúc động: huyện đảo Trường Sa nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung rất trân trọng những tình cảm Nhân dân cả nước đã và luôn hướng về, chia sẻ, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa đang ngày đêm vượt gian khó, kiên cường bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Năm nào chúng tôi cũng được đón nhận những tình cảm trân quý của các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân cả nước, góp sức, góp của xây dựng nhiều công trình công cộng, dân sinh để biển, đảo thêm vững chắc. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, cả nước lại hướng về Trường Sa bằng những phần quà ý nghĩa, mang đậm hơi ấm của đất liền gửi tới quân và dân Trường Sa.

Tham gia hải trình lần này, anh Đỗ Ngọc Tú, Bí thư Huyện Đoàn Văn Giang, tỉnh Hải Dương rất xúc động khi lần đầu tiên được ra với Trường Sa. Chuyến đi này, anh Tú có một trọng trách rất nặng nề là chuyển tới cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân các đảo Trường Sa những sản vật đặc trưng, những món quà đậm hương vị Tết của quê hương. Có lẽ đặc biệt nhất trong phần quà đợt này là những lá thư của học sinh huyện Văn Giang gửi các chiến sỹ đang ngày đêm giữ đảo và các bạn học sinh theo bố, mẹ ra đảo sinh sống. Anh Đỗ Ngọc Tú tâm sự: Thời gian qua, với nhiều hình thức, hoạt động phong phú, các cấp bộ Đoàn trong huyện đã và đang triển khai nhiều chương trình hành động cụ thể, thiết thực nhằm tuyên truyền sâu rộng trong ĐV -TN, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta; khơi dậy lòng tự hào, động viên thế hệ trẻ phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, như: ủng hộ các chiến sỹ biên giới, hải đảo bằng tiền, hiện vật; tổ chức viết thư, làm bưu thiếp gửi tặng các chiến sỹ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh, thông tin tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền, vận động thanh - thiếu nhi tích cực tham gia bảo vệ vùng biển, đảo quốc gia...

Trước khi tàu rời cảng, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đã trao tặng 100 suất quà cho cán bộ, chiến sỹ có hoàn cảnh khó khăn; Đài PTTH tỉnh Đắc Lắc tặng 5 tấn phân vi sinh góp vào chương trình "Vì Trường Sa xanh”; nhiều phóng viên Trung ương và địa phương đi theo đoàn công tác cũng đóng góp mỗi người một ít chia sẻ quà Tết quê hương gửi tới quân, dân trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Chuyến tàu chờ đầy yêu thương tới đảo tiền tiêu

Sau 2 ngày xuất phát từ Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), tàu kiểm ngư KN - 490 "cưỡi” trên những cơn sóng bạc đầu đưa chúng tôi tới điểm đảo đầu tiên: Đá Nam và Song Tử Tây. Suốt hải trình dài đó, những phần quà được CBCS trên tàu KN - 490 sắp xếp ngăn nắp, cắt cử người trông coi, bảo quản cẩn thận để những món quà nguyên vẹn nhất tới tay người nhận.


Những con lợn béo tròn được chăm sóc chu đáo trên tàu để gửi tới quân và dân trên các đảo Trường Sa ăn Tết. 

Thuyền trưởng tàu KN - 490 Trần Văn Nhật bộc bạch: năm nào cũng được chở hàng, quà từ đất liền ra với các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, số lượng hàng, quà năm sau nhiều hơn năm trước. Chuyến công tác dịp cuối năm thường vào mùa biển động, việc bảo quản hàng hóa rất vất vả, nhất là đối với hàng tươi sống, cây giống… Chính vì vậy, tàu bố trí 1 kho hàng riêng, xếp gọn ngăn nắp, thứ tự hàng hóa của từng điểm đảo; phân công tổ phụ trách riêng. Khi nào hàng, quà được chuyển hết lên đảo thì lúc đó mới yên tâm.

Biển mùa này thường xuyên gặp giông lốc, song to cấp 7, cấp 8. Sau một hải trình dài, tàu đến đảo Song Tử Tây, nhưng phải neo đậu ngoài khơi chờ biển lặng để cập bến. Mỗi cơn sóng lớn làm tàu nghiêng ngả, mọi người đều lo lắng hàng hóa bị xô lệch, hư hỏng. Thượng tá Phạm Văn Thọ, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trăn trở: Với điều kiện song gió mùa cuối năm, phải trải qua hải trình dài, việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng, quà được đặc biệt quan tâm hơn. Đơn vị đã phân công cụ thể cho các tổ phục vụ và cấp phát hàng, quà, với quyết tâm cao nhất để các nhu yếu phẩm, hàng, quà đến được với quân, dân huyện đảo Trường Sa an toàn, nguyên vẹn, giúp cho quân và dân trên đảo đón một cái Tết vui tươi, lành mạnh như trên đất liền. Đây không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là trách nhiệm của những người được đất liền tin tưởng gửi gắm tới những người không quản ngại gian khổ, vất vả ngày đêm bảo vệ biển, đảo quê hương.

Mặc dù song to, gió mạnh, nhưng để đảm bảo kế hoạch, Thượng Tá Phạm Văn Thọ, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 quyết định chuyển đợt hàng đầu tiên vào đảo Đá Nam. Đón nhận những phần quà từ đất liền chuyển vào, đặc biệt là 2 con lợn được khiêng lên đảo, Thiếu úy Phạm Mạnh Toàn, Chính trị viên đảo Đá Nam xúc động: Tết này chúng em được thực phẩm tươi của đất liền rồi. Trong năm, chúng em toàn dùng đồ khô, đông lạnh hoặc cá biển. Chúng em cũng làm một vườn rau nhỏ, trồng rau muống, rền, mùng tơi…, nhưng điều kiện khắc nghiệt, nên không phải bữa nào cũng có rau xanh. Mỗi dịp nhận tiếp phẩm như thế này, bữa ăn của chiến sỹ sẽ được cải thiện thêm. Xin hứa với Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước, quân và dân Quần đảo Trường Sa sẽ luôn đề cao cảnh giác, vững vàng tay súng, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, hoàn cảnh, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Còn nữa

 Đỗ Quyên


Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục