Nhà giáo ưu tú Phùng Văn Miều trân trọng bằng danh dự do Hội Hữu nghị Xô - Việt trao tặng.

Nhà giáo ưu tú Phùng Văn Miều trân trọng bằng danh dự do Hội Hữu nghị Xô - Việt trao tặng.

(HBĐT) - Còn nhớ, nhân kỷ niệm cách mạng Tháng Mười Nga cách đây vài năm, khán giả VTV lần đầu được biết tới bài hát “Tiếng Nga mãi cùng ta” do 2 giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, 2 nhạc sĩ nghiệp dư: Phan Văn Bích và Lê Văn Nhân trình bày. Giai điệu thiết tha cùng ngôn từ trong sáng, dễ cảm nhận, bài hát đã được nhiều khán giả yêu thích, nhất là những người từng học, từng yêu tiếng Nga một thời.

 

“Kìa ai đang say sưa theo tiếng Anh, hay tiếng Pháp/ Còn tôi yêu say tiếng Nga như cuộc đời tha thiết/ Giục ta đi xây tương lai sáng ngời ước mơ/ Yêu sao câu thơ ngân nga thắm tình Puskin... Đừng nói, đừng nói từ biệt, bạn quý của ta/ Đừng nói câu từ biệt/ Mãi mãi tiếng Nga cùng ta...”.

Sau này, qua dịch vụ tìm kiếm trên mạng internet, bài hát này còn được sinh viên nhiều trường đại học, nhiều cá nhân hát và tải lên mạng. Tiếng Nga... từng có một thời hoàng kim rực rỡ...Những ai có “cơ duyên” đối với tiếng Nga đều có tình yêu đặc biệt dành cho sinh ngữ này. Những năm 70-80 của thế kỷ XX, không mấy người từng khoác áo sinh viên lại không học, không biết tiếng Nga - ngôn ngữ  của cách mạng Tháng Mười vĩ đại, của đất nước Lê-nin và Liên Xô (cũ) hùng cường. Tiếng Nga có một đời sống, một không gian khá đặc biệt, từ KTX sinh viên, giảng đường đại học đến hiệu sách, thư viện và được hiện hữu bằng bài học, bài hát, bài thơ, hoạ báo Liên Xô, phim ảnh. Có tuổi thơ nào không say mê với những tập phim truyện màu của Liên Xô chiếu tại các sân cỏ quê nhà. Sinh viên các trường đại học ở gần trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội thỉnh thoảng lại được gặp những nhóm sinh viên mới, theo học tiếng Nga (lưu học sinh tiếng Nga) để chuẩn bị sang Liên xô du học. Trong những cuộc liên hoan chia tay bạn cũ để lên đường đi du học, họ đã hát những bài ca của đất nước Việt Nam mến yêu và những bài ca của đất nước Lê Nin. Thật khó quên những đêm liên hoan như thế, ngôn ngữ Việt -Nga hoà quyện trong từng câu hát như điều khẳng định thêm tình hữu nghị Việt - Xô đời đời bền vững như những dòng khẩu hiệu dễ thấy một thời. Kachiusa, “Đôi bờ, “Cây thuỳ dương, “Chiều Matxcơva, “Triệu bông hồng cùng Quê hương, “Hà Nội mùa thu..., có thể những người trong cuộc đó, không thuộc hết những bài ca một thuở, nhưng họ vẫn có thể ngân nga đôi ba câu đó trong cuộc sống thường ngày với những nỗi niềm về đất nước có rừng bạch dương xa vắng, của Mùa thu vàng và những đêm trắng quyến rũ. Nhân nói chuyện tiếng Nga một thời, người bạn học cũ cho biết, 2 tập từ điển tiếng Nga (dễ nặng đến 5 kg) được một lưu học sinh Nga tặng vẫn được lưu giữ như một kỷ vật của tình bạn của thời sinh viên trong sáng... ở Việt Nam, theo con số thống kê của Hội hữu nghị Việt - Nga có trên 40.000 người từng theo học và tốt nghiệp đại học tại Liên Xô (cũ). Số nghiên cứu sinh, thực tập sinh, lao động xuất khẩu chắc chắn còn nhiều hơn số đó...

     

Học sinh lớp chuyên Nga (trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) ôn lại truyền thống giảng dạy, học tập của thầy, trò thế hệ đi trước.

 

Việt Nam và Liên xô (cũ), Hoà Bình và người Nga, tiếng Nga... là điều mà những năm 70, 80 của thế kỷ trước, mọi điều tưởng như vẫn còn như hôm qua. Nhà máy thủy điện Hoà Bình, nơi hàng ngàn lượt chuyên gia Liên Xô gắn bó suốt từ năm 1979-1994. Tổng công trình sư Bô-ga-tren-cô và những cái tên khác từng được vang lên trong những đợt lấp sông, khánh thành tổ máy thuỷ điện. Làng Nga bên sông Đà (thuộc phường Hữu Nghị) có gần 100 toà nhà đẹp, kiên cố - nơi những gia đình chuyên gia sinh sống là không gian thu nhỏ của nước Nga. Trên những con đường Thịnh Lang, chợ Phương Lâm..., hình ảnh những cô bé Na-ta-sa, Vô-va đi chợ cùng cha, mẹ mỗi sáng chủ nhật cùng những âm thanh Nga Khơ-ra-xô, đa, đa, nhét, nhe nghe đến quen tai của bao người. Ngày đó, ngôn ngữ Nga  có một đời sống mạnh mẽ... Những dòng chữ Nga xen lẫn những dòng chữ Việt được thấy ở những thành xe, xưởng thợ, khu công nhân... Có thể Bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau nói về những người thợ sông Đà sát cánh cùng những người bạn Nga làm nên dòng sông ánh sáng...Cũng ở ngay phía chân đập Nhà máy thuỷ điện, từ năm 1982, lớp chuyên Nga đầu tiên của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cũng như của tỉnh Hà Sơn Bình cũ) được hình thành. Một nhân vật đặc biệt của các thế hệ chuyên Nga - thầy Phùng Văn Miều (nhà giáo ưu tú) vẫn không thể quên không khí học tiếng Nga những ngày đó. Thầy nhớ lại:  Các em học sinh chuyên Nga có nhiều điều kiện để trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Nga. Những buổi giao lưu với học sinh Nga, dịp lễ kỷ niệm của 2 nước, thầy, trò chúng tôi được sống trong không gian tiếng Nga thật ấn tượng. Không chỉ là tình yêu dành cho tiếng Nga mà còn là tình cảm dành cho đất nước Lê Nin vĩ đại đã sát cánh cùng Việt Nam qua bao thăng trầm. Cũng vì tình yêu đó, thầy và trò đã hăng say giảng dạy, học tập, Những mùa qủa ngọt đầu tiên đã đến. Năm 1985, Vũ Huyền Nga, lứa học sinh chuyên Nga đầu tiên đã đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia rồi năm 1988 có thêm 3 giải quốc gia của các em Hoàng Thu Hà, Trần Hoài Thu, Trần Minh Hường... Sau này, tổng kết số giải học sinh quốc gia môn tiếng Nga của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, dẫu có đến 81 giải (5 giải nhất, 9 giải nhì, 37 giải ba và 30 giải khuyến khích), thầy vẫn bồi hồi xúc động nhớ về 4 giải của những năm 80 đó. Đáng nhớ vì là sự khởi đầu, cũng là thật đáng vinh danh vì đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Nga là của thời Hà Sơn Bình vốn có học sinh giỏi tiếng Nga của Hà Đông, Sơn Tây...Vậy mà các học trò trường Hoàng đã khẳng định được mình. Gắn bó với giảng dạy tiếng Nga, thầy Miều có nhiều kỷ niệm với tiếng Nga, nước Nga. Thầy có 2 lần được đi thăm Liên Xô, được Hội hữu nghị Xô - Việt trao bằng danh dự. Trong ngôi nhà thoáng, mát ở tổ 4 (phường Thịnh Lang - TPHB), Thầy vẫn giữ những cuốn sổ lưu niệm của học sinh 3 lớp chuyên Nga ngày ấy cùng những con lật đật rất Nga mà bao trẻ em Việt yêu thích. Thời gian dần trôi, những dòng lưu bút bằng tiếng Nga của học trò cũng nhạt phai màu mực nhưng kỷ niệm những giờ lên lớp học tập, giảng dạy của thầy, trò chuyên Nga vẫn tươi rói. Thầy vui vì 2 học trò ngày xưa, giờ lại là cô giáo dạy các lớp chuyên Nga (cô Mai Anh, Hồng Nhung); một số học sinh cũ vẫn sử dụng tiếng Nga vào công việc chuyên môn ở các đơn vị quân đội, học viện, các đại sứ quán...

Tiếng Nga tuy không còn thời đỉnh cao rực rỡ nhưng không bao giờ vắng bóng trong cuộc sống thường ngày, ít ra là của những học sinh chuyên Nga hay của những lưu học sinh Liên Xô dạo đó bởi câu hát “Đừng nói câu từ biệt/Tiếng Nga mãi mãi cùng ta... vẫn vang mãi trong lòng...

 

                                                                               Văn Tưởng

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục