(HBĐT) -Ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 9/12/2013 về việc triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cùng cấp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.



Cán bộ Sở Tư pháp tuyên truyền pháp luật cho bà con tại cơ sở sở. 

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 2.000 tổ hòa giải với trên 12.400 hòa giải viên. Nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi "Hòa giải viên giỏi” tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2016. Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố tổ chức Hội thi cấp mình, chọn ra đội thi cấp tỉnh. Từ kết quả của Hội thi, Sở Tư pháp đã chọn ra đội thi "Hòa giải viên giỏi” cấp Trung ương do Bộ Tư pháp tổ chức.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tổ hòa giải, từ năm 2014 - 2018, ngành Tư pháp các cấp đã phát hành 120.000 băng, đĩa, tờ rơi về các lĩnh vực như: Hiến pháp, dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, phòng chống ma túy, đất đai, bạo lực gia đình, bình đẳng giới. Trong đó, Sở Tư pháp đã tổ chức in ấn, cấp phát sổ theo dõi hoạt động hoà giải ở cơ sở đến 100% các tổ hoà giải trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2014 – 2018, tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải hơn 5.500 vụ việc, với gần 4.800 vụ việc hòa giải thành công, đạt tỷ lệ 87%. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, các tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh đã tham gia hòa giải thành 233/314 vụ việc, đạt tỷ lệ hòa giải trên 74%. Mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở được duy trì hoạt động hiệu quả. Đến nay, các thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố, khu dân cư trong tỉnh đều có 1 - 2 tổ hòa giải, mỗi tổ hòa giải có từ 3 hòa giải viên trở lên, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, như: Tổ hòa giải ở cơ sở là mô hình tổ chức tự quản trong nhân dân, do không có trụ sở hoạt động nên gặp khó khăn trong tiếp nhận yêu cầu của đương sự để giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh; trình độ, năng lực của đội ngũ hòa giải viên còn hạn chế nên còn lúng túng trong giải quyết những vụ việc phức tạp; sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa phát huy tích cực, chưa chủ động đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải.

Để công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần góp phần giữ gìn "Tình làng, nghĩa xóm”, ANTT, thúc đẩy phát triển KT-XH, thời gian tới, các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác hoà giải; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động này. Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp, hòa giải viên, đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ liệu cho hòa giải viên. Tăng cường tổ chức các hội thi hoà giải viên tại cơ sở. Bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã. Kịp thời biểu dương để các hòa giải viên chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.


Minh Phượng
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Huyện Tân Lạc: Mùa Xuân vững bước lên đường nhập ngũ

Chung niềm vui đón Xuân cùng Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, hàng trăm thanh niên ưu tú của quê hương Tân Lạc đang háo hức chuẩn bị lên đường nhập ngũ, mang sức trẻ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Bút danh

Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Cùng với các địa phương trong tỉnh, công tác chuẩn bị cho lễ giao nhận quân của thành phố Hòa Bình đã hoàn thành. Cấp ủy, chính quyền vào cuộc; ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của tuổi trẻ được bồi đắp, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, góp phần tô thắm thêm truyền thống quê hương Hoà Bình kiên cường cách mạng.

Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024

Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức thành công Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024. Tham gia hội thi có 11 Ban CHQS các huyện, thành phố, Trung đoàn 814. Nội dung thi gồm: Giáo án, mô hình học cụ, trưng bày mô hình học cụ huấn luyện…

Công bố các quyết định về việc sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh

Ngày 19/2, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam về việc thành lập và tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh. Dự lễ công bố có Thiếu tướng Lương Văn Kiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 3; đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Một số nội dung cơ bản của pháp luật nghĩa vụ quân sự

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân". Luật NVQS quy định: "NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Thực hiện NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐND Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục