(HBĐT) - Năm 2018, xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) xảy ra mâu thuẫn tranh chấp lối đi giữa 2 hộ dân trên địa bàn. Khi đó, ông Đào Văn Sinh, Trưởng xóm kiêm tổ trưởng tổ hòa giải cùng các thành viên trong tổ đã trực tiếp tìm hiểu tình hình, gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân, qua đó đề ra giải pháp hợp lý, giải quyết kịp thời tranh chấp. Đây là ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở tại Tử Nê, qua đó phản ánh bước chuyển biến tích cực trong hoạt động tư pháp của xã.


Cán bộ tư pháp xã Tử Nê (Tân Lạc) hướng dẫn nhân dân đến làm thủ tục tại bộ phận "một cửa”. 

Đồng chí Quách Thị Huệ, cán bộ Tư pháp xã Tử Nê cho biết: Những năm qua, bám sát chương trình, kế hoạch công tác của ngành và nhiệm vụ chính trị của địa phương, công tác tư pháp xã đã được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Các nhiệm vụ công tác được thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ so với chương trình, kế hoạch đã đề ra. Một số mặt có chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, điển hình như: công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính…

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ tư pháp xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, ban lãnh đạo xóm tổ chức các chương trình truyền thông, tuyên truyền kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, KHHGĐ, đất đai… Trong 6 tháng đầu năm nay, đã tổ chức 4 cuộc tuyên truyền với 1.500 lượt người dân tham gia; phát hành 1.400 tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đến nhân dân. Công tác đăng ký hộ tịch, công chứng, chứng thực được thực hiện hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân khi đến giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục, giấy tờ, chứng thực pháp luật. Trong kỳ, xã đã chứng thực 1.533 bản sao; 5 chữ ký trong giấy tờ, văn bản và 26 hợp đồng, giao dịch.

Xã duy trì hoạt động hiệu quả của 6 tổ hòa giải cơ sở với 30 hòa giải viên. Theo đánh giá, các hòa giải viên hầu hết đều nhiệt tình, có uy tín, tuy nhiên, hiểu biết chuyên môn về quy định của pháp luật còn những hạn chế. Nhằm giúp hòa giải viên nâng cao kiến thức, nắm được các quy định của pháp luật để vận dụng tốt hơn trong quá trình hòa giải tại cơ sở, hàng năm, xã chủ động lập danh sách, cử hòa giải viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải do huyện tổ chức; phát cẩm nang công tác hòa giải ở cơ sở đến tay hòa giải viên, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hòa giải tại địa bàn.

Tuy nhiên, bất cập lớn nhất hiện nay ở Tử Nê cũng như nhiều xã khác đó là mỗi xã chỉ được bố trí 1 cán bộ làm nhiệm vụ tư pháp - hộ tịch. Trong khi số đầu việc mỗi công chức này phải đảm nhận ngày càng nhiều. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, chế độ đãi ngộ lại thấp… đòi hỏi cán bộ tư pháp xã phải thực sự tâm huyết và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc trong tình hình mới.

Đồng chí Bùi Văn Bựng, Phó Chủ tịch UBND xã Tử Nê cho biết: Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tư pháp - hộ tịch tuyến cơ sở, ngoài việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cán bộ tư pháp, ngành Tư pháp cần tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng, cập nhất kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác này, qua đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhân dân trong hoạt động tư pháp - hộ tịch và dịch vụ công.

                                                                                          Hải Yến

Các tin khác


Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Huyện Tân Lạc: Mùa Xuân vững bước lên đường nhập ngũ

Chung niềm vui đón Xuân cùng Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, hàng trăm thanh niên ưu tú của quê hương Tân Lạc đang háo hức chuẩn bị lên đường nhập ngũ, mang sức trẻ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Bút danh

Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Cùng với các địa phương trong tỉnh, công tác chuẩn bị cho lễ giao nhận quân của thành phố Hòa Bình đã hoàn thành. Cấp ủy, chính quyền vào cuộc; ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của tuổi trẻ được bồi đắp, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, góp phần tô thắm thêm truyền thống quê hương Hoà Bình kiên cường cách mạng.

Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024

Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức thành công Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024. Tham gia hội thi có 11 Ban CHQS các huyện, thành phố, Trung đoàn 814. Nội dung thi gồm: Giáo án, mô hình học cụ, trưng bày mô hình học cụ huấn luyện…

Công bố các quyết định về việc sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh

Ngày 19/2, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam về việc thành lập và tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh. Dự lễ công bố có Thiếu tướng Lương Văn Kiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 3; đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Một số nội dung cơ bản của pháp luật nghĩa vụ quân sự

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân". Luật NVQS quy định: "NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Thực hiện NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐND Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục