(HBĐT) - Là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, hiểu biết về pháp luật của người dân hạn chế, những năm qua, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) không chỉ giúp đảm bảo ANTT, mà còn là đòn bẩy để phát triển KT-XH bền vững.


Tủ sách pháp luật của xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) với hơn 100 đầu sách, đáp ứng tốt nhu cầu tra cứu của người dân.

Phúc Tuy là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã từng bước được hoàn thiện. Nhờ đó, bà con nơi đây có điều kiện giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đồng chí Bùi Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cùng với sự phát triển về kinh tế thì trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của người dân cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa quan tâm tìm hiểu kiến thức pháp luật nên ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Cùng với đó là sự xâm nhập và có chiều hướng gia tăng của ma túy và tai - tệ nạn xã hội. Do đó, công tác TTPBGDPL được cấp ủy, chính quyền rất quan tâm, hàng năm triển khai nhiều hình thức tuyên truyền với những nội dung sát thực.

"Xuất phát từ tình hình thực tế, những năm gần đây, Phúc Tuy chú trọng tuyên truyền về một số luật như: Hôn nhân và gia đình, đất đai, phòng, chống ma túy. Trong đó, chú trọng tuyên truyền về Luật Phòng, chống ma túy, bởi ma túy đã xâm nhập vào đời sống của bà con và có chiều hướng gia tăng. Còn vấn đề đất đai do chưa hiểu biết các quy định của pháp luật, nên vẫn còn trường hợp người dân tự ý san lấp đất lâm nghiệp. Thêm nữa, với sự phát triển KT-XH, các khu dân cư ngày một đông đúc hơn, làm phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Năm qua, UBND xã đã thành lập tổ tuyên truyền pháp luật, trực tiếp đến các xóm, khu dân cư tuyên truyền, vận động và cắm mốc cấm đổ, vứt rác bừa bãi. Đến nay, thực trạng này đã từng bước được xử lý" - đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Trong 6 tháng đầu năm nay, xã Phúc Tuy đã tổ chức 4 hội nghị, thu hút gần 300 người dân tham gia. Ngoài ra, xã cũng tập trung tuyên truyền cho người dân nắm bắt về Đề án sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố và gần đây là Đề án sáp nhập xã với việc sáp nhập xã Phúc Tuy, Phú Lương và Chí Thiện thành 1 xã.

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật, xã Phúc Tuy đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả một số mô hình, câu lạc bộ như "Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” ở xóm Quyển. Các tổ hòa giải ở cơ sở vẫn là hạt nhân quan trọng trong công tác tuyên truyền pháp luật và tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc. Tủ sách pháp luật của xã hiện có hơn 100 đầu sách pháp luật, phục vụ tốt nhu cầu tra cứu của người dân. Trong 6 tháng đầu năm nay có 30 lượt người dân đến tra cứu tài liệu.

"Hàng năm, với sự hỗ trợ của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, chúng tôi tổ chức được một số hội nghị chuyên đề, giúp giải đáp những thắc mắc của người dân. Tuy nhiên, số hội nghị này còn khiêm tốn, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ tuyên truyền viên của xã còn nhiều hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền. Trong thời gian tới, UBND xã tiếp tục đẩy mạnh công tác TTPBGDPL, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm thường xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến tình hình ANTT do người dân đi làm ăn xa về nghỉ lễ, Tết” - đồng chí Bùi Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Tuy nhấn mạnh.

Viết Đào


Các tin khác


Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Huyện Tân Lạc: Mùa Xuân vững bước lên đường nhập ngũ

Chung niềm vui đón Xuân cùng Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, hàng trăm thanh niên ưu tú của quê hương Tân Lạc đang háo hức chuẩn bị lên đường nhập ngũ, mang sức trẻ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Bút danh

Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Cùng với các địa phương trong tỉnh, công tác chuẩn bị cho lễ giao nhận quân của thành phố Hòa Bình đã hoàn thành. Cấp ủy, chính quyền vào cuộc; ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của tuổi trẻ được bồi đắp, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, góp phần tô thắm thêm truyền thống quê hương Hoà Bình kiên cường cách mạng.

Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024

Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức thành công Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024. Tham gia hội thi có 11 Ban CHQS các huyện, thành phố, Trung đoàn 814. Nội dung thi gồm: Giáo án, mô hình học cụ, trưng bày mô hình học cụ huấn luyện…

Công bố các quyết định về việc sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh

Ngày 19/2, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam về việc thành lập và tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh. Dự lễ công bố có Thiếu tướng Lương Văn Kiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 3; đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Một số nội dung cơ bản của pháp luật nghĩa vụ quân sự

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân". Luật NVQS quy định: "NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Thực hiện NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐND Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục