(HBĐT) - Mỗi khi nghĩ về những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 hiện nay (đội ngũ cán bộ y tế, Công an, bộ đội…), lại chợt liên tưởng đến một đoạn trong bộ phim chiến tranh của Nga: Phim "Tinh cầu”, dù cuộc chiến chống dịch hôm nay không hề có bom rơi, đạn nổ. Để tạo điều kiện cho nhóm chiến sĩ đột nhập vượt qua chiến tuyến để lọt sâu vào sau lưng của phát xít Đức, hồng quân Liên Xô đã dùng pháo binh dội lửa đạn pháo để nhóm chớp thời cơ tiếp cận tiền duyên. Bình thường, con người phải cố gắng né hết mức có thể để tránh những lúc, những nơi bom rơi, đạn nổ, nhưng nhóm chiến sĩ phải lao vào vùng lửa đó để tạo nên những bất ngờ đối với đối phương. Vì thế, hình ảnh: trong ánh chớp của đạn pháo, họ đã lao lên và chìm lẫn trong khói thuốc súng, chìm vào bóng đêm cùng những tiếng nổ long trời, lở đất, thật ấn tượng. Chiến tranh và sự cảm tử anh hùng là như vậy. Hình ảnh đẹp, hào hùng đó cứ trở đi, trở tại trong tâm tưởng…khi nghĩ về những người trên tuyến đầu chống dịch hôm nay…

Nếu ai lên biên giới…

(HBĐT) - Ra Giêng, khi hơi hướng mùa xuân vẫn còn vấn vương khắp nơi, nhận được lời mời của đồng nghiệp ở nơi "con sông Hồng chảy vào đất Việt” - Lào Cai: Lên mùa này không chỉ đi các chợ phiên Cán Cấu, Bắc Hà, đèo Ô Quy Hồ, khám phá rừng Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng, danh thắng du lịch Sa Pa mà còn có thể lên biên giới, lên cột cờ Lũng Pô bên sông Hồng, thăm anh em đồn biên phòng và bà con vùng biên…

Hoa đào năm ấy

(HBĐT) - Sau gần 5 năm, ông Đình Huấn lại có cơ hội mở cuộc triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật của mình ở huyện vùng cao này. Khi ông đưa ra ý tưởng, bà nhà chỉ cười cười: "Cứ mò kim đáy biển đi… Biết đâu gặp được”. Rồi chính bà lại là người đi vận động tài trợ, làm các thủ tục có liên quan để có thể tổ chức cuộc triển lãm này. Có đến gần 10 nhiếp ảnh gia và họa sĩ nhận lời đồng hành cùng ông. Vì chỉ nghe đến cái tên địa danh đó, ai cũng ồ lên thích thú. Bởi chính họ cũng từng năm lần bảy lượt về đây trong các đợt thăm quan, thực tế sáng tác.

Niềm vui xuân mới

(HBĐT) - Trưa nay gặp bạn gái, Long không biết phải nói với Uyên thế nào về việc mẹ anh muốn Uyên đến nhà. Không rõ đó là "tín hiệu” đáng mừng hay là đáng lo đây.

Cậu út về Tết

(HBĐT) - Là con thứ ba trong gia đình, cả nhà quen gọi cậu là út nhưng tên gọi của cậu trên khai sinh, học bạ là Thắng - Đào Xuân Thắng. Họ Đào sinh ra vào mùa xuân, khởi đầu của một năm mới, bởi vậy cha mẹ đặt tên Thắng cho có khí thế đầu đi đuôi lọt.

Cánh đồng cuối năm…

(HBĐT) - Từ ngày người bạn học cùng lớp "vỡ lòng” về hưu, thấy hay gắn bó với quê, mảnh vườn và cánh đồng trước nhà. Cũng vì thế, vào cuối năm, lại có dịp cùng trở về để được cảm nhận cuộc sống, cũng như nhịp thở, sắc màu cánh đồng quê nhà. Bạn bộc bạch: Mình là người sinh ra ở đây, vết bùn dính lưng ngay từ thời lẫm chẫm biết đi. Sau này về Hà Nội học đại học, đi làm nơi này, nơi khác, ở phố thị ánh đèn sáng như sao sa, rực rỡ, vậy mà trong giấc mơ lại chỉ thấy cánh đồng, cánh diều và tuổi thơ thời chăn trâu, cắt cỏ. Ấm áp, thân thương vô kể… Nên khi đến tuổi nghỉ hưu, tôi chọn đất quê này và trở lại…

Duyên tháng Chạp

(HBĐT) - Đường làng Đặm chưa có đèn nhưng ổ gà lại nhiều vố số. Tháng Chạp này, xe chở gỗ đi qua nhiều hơn, đường lồi lõm hơn, giữa cái thời con gái khó hiểu thế này đêm hôm Hạo biết tìm vợ ở đâu?

Những mùa đông ấm êm...

(HBĐT) - Không hẳn nghe nhà hàng xóm mở "Thương nhớ mười hai” trên Youtube, hay nghe Tấn Minh tâm trạng, da diết trong "Những mùa đông yêu dấu”, mà chỉ vì một chiều mùa đông chợt thấy những ngọn khói lam chiều bay lên từ cánh đồng ngoại thành. Tiếng trẻ đùa nghịch bên bờ suối, cạnh đàn bò vàng nhởn nhơ gặm cỏ. Thoảng trong gió, có "mùi” mùa đông se lạnh, cùng tiếng rơi của đám lá bàng đỏ đầu phố xào xạc mỗi khi đêm về...

Thạch Sanh tân truyện: “Om văn bản”

(HBĐT) - Thương con gái yêu và đàn cháu lít nhít, lấn bấn mãi, Vua cha mới can thiệp với cấp dưới để tuyển dụng Phò mã Thạch làm văn thư tại một cơ quan lớn ở vùng "Rừng xanh, núi đỏ”.

Xuân ấm quê Mường

(HBĐT) - Nhớ hôm trước khi lên đây, anh Tổng Biên tập dặn: "Tôi được biết bà con trên Hòa Bình đồng thuận với các chính sách của tỉnh lắm, bảo ban nhau tạm ứng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để thi công đúng tiến độ. Người dân sẵn sàng hiến đất để làm đường. Cậu phải tìm những tấm gương đi đầu gương mẫu để viết nhé. Tớ tin nếu cậu khai thác được sẽ có một bài "đinh" của số cuối năm đấy…”.

Ngọn lửa ấm nồng

(HBĐT) - Sau chuyến đi vùng cao trở về, bà M. thấy ông nhà mặt có vẻ không vui, thỉnh thoảng lại thấy quát con mèo Mun trên tầng 2, mà con Mun rõ ngoan và biết điều. Bà cười tủm tỉm, khẽ bước lên tầng… Ông đang đứng ở cửa sổ nhìn ra con đường hun hút gió mùa đông. Bà nhẹ nhàng: "Ông vào nhà đi, kẻo lạnh. Chắc giận tôi cứ liên miên vùng cao, vùng sâu chứ gì… Vào đây tôi kể cho nghe chuyện”. Ông xoa xoa bàn tay: "Có gì đâu bà, thời tiết thay đổi, khó ở chút chút. Mà bà đi lại cũng ít thôi, có tuổi rồi chứ không trẻ đâu. Trong nhóm còn nhiều người trẻ, khỏe. Cũng nên quan tâm đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ cho khoa học, còn phải làm lâu dài mà…”.

Tháng mười hai

(HBĐT) - Tháng cuối cùng của một năm thật đặc biệt. Dẫu chưa phải là Tết, chưa là lúc gác lại cày cuốc hay nhấp trà, thưởng hoa nhưng vẫn khiến người ta sống chậm lại, một thoáng giật mình trước tuổi tác, trước năm tháng, trước điểm kết thúc của một vòng quay: Xuân sinh - hạ trưởng - thu liễm - đông tàng…

Mùa hoa cải vàng

(HBĐT) - Thấy ông Tun ngồi thẫn thờ bên bờ suối, xung quanh là vườn hoa cải vàng bát ngát, bà Tun buông lời hờ hững: "Họ đi tận đâu rồi, còn nhớ gì chăng?”. Mắt ông hơi vằn lên: "Lên ông bà nội ngoại rồi nhé. Nói thế, bọn trẻ nó cười cho”, rồi lại cúi xuống, tay thoăn thoắt vót mấy tên nỏ mà mắt như đang nhìn vô định đâu đâu. Đúng là phụ nữ, nhất là vợ toàn đoán đúng luồng suy nghĩ của chồng. Ông bất chợt ngước về phía núi xa và chợt thở dài. Trời ạ, nhìn vườn cải vàng ruộm, ong bay hàng đàn vi vu trong nắng, ông bỗng thấy bâng khuâng lạ, không hiểu nổi. Nhưng mà nói có trời, có đất, ông chẳng tư tình gì với người đấy cả, chỉ là mối quan hệ hàng xóm, láng giềng. Còn điều ông cảm chỉ là sự chia sẻ, tình người với người phụ nữ hiền hòa, hát hay và sống biết trên biết dưới thôi…

Nếp Nhà xưa

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

Khói chiều đông

Tản văn của Văn Song

Hạnh phúc học trò…

(HBĐT)-Được đến trường học hành, trau dồi kiến thức, được gặp thầy cô, bạn bè để cùng xây lên những chân trời, khát vọng mới, đó là hạnh phúc thời học sinh, sinh viên. Nhưng  khi gặp được những người thầy, người cô - "người lái đò” thầm lặng tuyệt vời, thì hạnh phúc càng được nhân đôi… Mỗi đời người, có thể kể ra rất nhiều hình ảnh, kỷ niệm, tình huống gắn bó với thầy cô. Cho dù, thời buổi 4.0, chuyển đổi số, cho dù trong cuộc sống vẫn còn chuyện này, chuyện nọ liên quan đến đến mảng "sáng tối” của ngành, của nghề, nhưng những hình ảnh đẹp đó không bao giờ phai mờ.