(HBĐT) - Anh Hoàng Văn Sao, xóm Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) không chỉ là đoàn viên năng động, trách nhiệm trong hoạt động Đoàn, mà còn là tấm gương khởi nghiệp vươn lên từ khó khăn. Anh đã tìm cho mình con đường để lập thân, lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi dúi. Đến nay, mô hình đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.



Anh Hoàng Văn Sao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) chuẩn bị thức ăn cho đàn dúi.

Đồng chí Bùi Văn Tảo, Bí thư Đoàn xã Cao Sơn cho biết: "Nguyên là Bí thư chi đoàn xóm Vai Đào, đồng chí Sao rất năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn. Mặc dù quá trình khởi nghiệp, phát triển kinh tế trải qua nhiều khó khăn, nhưng với bản lĩnh, nghị lực của một đoàn viên thanh niên năng động, đồng chí Sao đã không nản chí, nỗ lực vượt qua mọi thử thách, luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho mọi người. Đồng chí xứng đáng là tấm gương trong phát triển kinh tế để ĐV-TN cùng người dân trên địa bàn xã học tập, noi theo”.

Từ lâu, anh Hoàng Văn Sao ấp ủ giấc mơ làm giàu chính đáng từ chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Năm 2012, biết đến chăn nuôi dúi nhờ tình cờ xem được chương trình trên truyền hình, sau đó tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng về kinh nghiệm, các mô hình chăn nuôi dúi hiệu quả. Nhận thấy mô hình phát triển kinh tế này không quá khó, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả kinh tế cao, thức ăn cũng như điều kiện chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và khả năng của bản thân, anh Sao đã mạnh dạn đầu tư gần 15 triệu đồng lên Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... tìm mua được gần 20 cặp dúi giống về nuôi thử nghiệm. Những cặp dúi giống được chính tay anh lựa chọn. Chuồng nuôi dúi được xây dựng khá đơn giản, không tốn quá nhiều diện tích. Mỗi ô chuồng được dựng bằng các tấm gạch men, kích thước 50x50 cm nối liền sát với nhau. Dúi là loài động vật hoang dã, sợ tiếng ồn, ưa mát mẻ nên chuồng phải đảm bảo kín gió, ít tiếng ồn, không bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm thực tế, chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật chăn nuôi dúi, anh gặp không ít khó khăn và từng có ý định bỏ cuộc. Nhưng với khát khao lập thân, lập nghiệp, ý chí, bản lĩnh, sức trẻ của thanh niên, anh đã nỗ lực vượt qua những khó khăn ban đầu.

Theo anh Sao, việc chăn nuôi dúi khá đơn giản. Thức ăn của loài động vật này gồm có tre, ngô, mía, cỏ voi... đều là những sản phẩm dễ kiếm trong nông nghiệp. Hàng ngày chỉ cần cho ăn 1 lần vào buổi chiều tối. Mỗi năm, dúi cái đẻ được 3 - 4 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Từ khi sinh ra, sau khoảng 20 - 25 ngày thì dúi giống có thể xuất bán với giá 1,2 triệu đồng/cặp. Hiện nay, dúi thịt trên thị trường có giá từ 450.000 đồng/kg. Mỗi năm, sau khi đã trừ chi phí, anh Sao thu được trên 100 triệu đồng.

Sau khoảng 8 năm thử sức và phát triển, từ gần 20 cặp giống, đến nay, mô hình chăn nuôi dúi của anh Hoàng Văn Sao đã phát triển được hơn 300 con.

Anh Hoàng Văn Sao chia sẻ: "Dúi ăn rất ít, một lần đi lấy thức ăn có thể đủ cho cả đàn ăn trong vài ngày. Công việc dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại cũng không tốn nhiều công sức nên công việc chăn nuôi dúi khá nhàn. Dúi là động vật hoang dã, thịt thơm ngon, giàu chất đạm, mặc dù giá khá cao nhưng lại được nhiều khách hàng ưa chuộng và tìm mua. Nuôi dúi đem lại hiệu quả kinh tế cao nên trong thời gian tới, tôi tiếp tục nâng cao số lượng đàn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường”.


Linh Nhật


Các tin khác


Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết

Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc loại giỏi (năm 2013), chị Nguyễn Thị Mai Linh (sinh năm 1991) trở về quê hương công tác tại phường Thái Bình, TP Hòa Bình. Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực trong công tác phong trào, chị được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm đề cử, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường năm 2015.

Thủ lĩnh Đoàn với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Mai Hạ, mảnh đất mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác còn ở quy mô nhỏ. Với tình yêu quê hương và khát vọng tuổi trẻ, anh Hà Văn Thái, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trưởng xóm Đồng Ngoài dân mến, dân tin

Năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc… đó là những phẩm chất quý báu của anh Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nêu gương trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, góp sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh Năng được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.

Từ con số 0 đến thương hiệu quà tặng HaNi

Không ngại khó, không ngại khổ, tận dụng những thời cơ cũng như thách thức trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1993) đã "khai sinh” ra thương hiệu quà tặng HaNi vào đầu năm 2023. Dù mới thành lập và còn khá non trẻ, nữ giám đốc 9X người gốc Hòa Bình đã vận hành và đưa HaNi đến với nhiều đối tác, khách hàng, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, chất lượng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục