(HBĐT) - Giữa cái nắng nóng cao điểm của mùa hè, mồ hôi ướt đẫm tấm áo bảo hộ lao động, Nguyễn Quang Tuấn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) vẫn say sưa với khối đá đang chế tác. Năm nay, Tuấn 29 tuổi nhưng đã gắn bó với nghề làm bonsai tiểu cảnh hơn chục năm.

 


Mạnh dạn theo đuổi đam mê, Nguyễn Quang Tuấn, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đầu tư hàng trăm gốc đào, quất, cây cảnh bonsai, được đánh giá cao về chất lượng.

"Đam mê từ lâu nên khi vừa tốt nghiệp THPT, tôi xách balo quyết chí đi học nghề ở Nam Định...” - Tuấn kể. Sớm có sở thích đặc biệt với cây cối, sông nước, Tuấn bắt đầu tìm hiểu, tiếp cận việc trồng hoa, cây cảnh từ hồi học THCS. Lên THPT bắt đầu thử sức trồng các loại hoa thương phẩm như cúc, hồng… để bán ra thị trường. Ít kinh nghiệm, ít thời gian, lại không thể toàn tâm toàn ý với công việc trong khi nhiệm vụ chính là học hành nên Tuấn thất bại. Tạm gác niềm đam mê sang một bên để chuyên tâm vào việc học, tốt nghiệp THPT, Tuấn đi học nghề, chính thức bước chân vào con đường đã mong muốn từ lâu: Nghề chế tác tiểu cảnh, bonsai nghệ thuật.

Con đường Tuấn chọn vấp phải sự phản đối của gia đình, bởi bố mẹ làm nghề nông, mong con trai lựa chọn được một nghề thuận lợi, thực tế hơn. Tuấn vẫn vững tin vào lựa chọn của mình. Nhưng đúng là con đường Tuấn chọn có quá nhiều thách thức. Càng học càng thấy áp lực của nghề quá cao, không phải bởi những đòi hòi thực tế như tư duy thẩm mỹ tốt, tay nghề tốt… mà vì những giá trị vô hình rất khó định lượng, như sở thích của khách hàng, sự nhạy bén của nghệ nhân thể hiện qua sản phẩm, khả năng nắm bắt thị trường… Như Tuấn chia sẻ, những giá trị vô hình đó từng làm Tuấn hoang mang mặc dù trong quá trình học nghề, Tuấn luôn được đánh giá là học viên có năng khiếu, trình độ kỹ thuật rất tốt. 

Chập chững bước vào nghề để kiếm sống, Tuấn hướng đến một lựa chọn khác: Đi nghĩa vụ quân sự. Hai năm trong môi trường quân đội là thời gian quý giá giúp Tuấn nhìn lại mình, thấy được niềm đam mê vẫn luôn cháy bỏng. Tuấn tiếp tục tìm tòi học hỏi, gối đầu giường vẫn là những quyển sách, tạp chí chuyên ngành viết về nghệ  thuật bonsai. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và lập gia đình, Tuấn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê đến cùng, dù phía trước còn bao thất bại đang chờ đón.

 Để theo đuổi niềm đam mê thấm đẫm tính nghệ thuật và vốn dĩ không dành cho những người chỉ có hai bàn tay trắng, Nguyễn Quang Tuấn phải làm phụ hồ, nhận làm thêm tiểu cảnh bể cảnh, nuôi cá, chim cảnh để bán… Vừa kiếm tiền bằng nhiều cách vừa cần mẫn tiết kiệm, chắt chiu từng đồng thu được từ nghề phụ để dồn lại đầu tư vào nghề chính. Thêm vào đó, lại mất vài ba năm đầu chật vật không bán được hàng vì tác phẩm làm ra không đạt, bị hỏng nhiều, bị khách chê… Dần dần, qua luyện tập kiên trì và đặc biệt, những trải nghiệm phong phú trong cuộc sống đã không những tiếp thêm sức mạnh cho bàn tay, khối óc của Tuấn, mà còn giúp Tuấn có thêm tâm huyết tạo ra những tác phẩm bonsai làm lay động lòng người. Nhờ nhanh nhạy khai thác ưu thế của mạng xã hội, nhà vườn Quang Tuấn được biết đến rộng rãi, giúp Tuấn kết nối được với những người có chung niềm đam mê, đồng thời quảng bá những tác phẩm mà mình tâm huyết. Tuấn được biết đến nhiều hơn, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để đặt làm bonsai, tiểu cảnh trong khuôn viên gia đình, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch... Từ hai bàn tay khéo, những tác phẩm thú vị ra đời, được thị trường ưa chuộng. Nào là đá tiểu cảnh, đá ghép cây bon sai, hòn non bộ, hồ cá koi… Vài năm trở lại đây, nghề làm bonsai tiểu cảnh đã mang lại giá trị kinh tế hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà vườn Quang Tuấn nhộn nhịp đón khách. Trên diện tích 1 mẫu ruộng, Tuấn mạnh dạn đầu tư trồng đào, quất cảnh, số lượng tầm 2.000 gốc cây to, nhỏ khác nhau, phục vụ nhu cầu của đa dạng khách hàng. 
 
Thu Trang

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục