Như đã trở thành thói quen, mỗi lần đi qua "Hòm tiết kiệm quyên góp ủng hộ người nghèo” đặt tại tiền sảnh của Sở Chỉ huy, Trung tá, quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Đức Anh cũng như nhiều cán bộ, chiến sỹ (CBCS) cơ quan Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh đều dừng lại, bỏ vào đó số tiền lẻ có trong ví. Từ những đồng tiền nhỏ bé được góp lại đã trở thành những món quà ý nghĩa trao đến các hoàn cảnh khó khăn...


Lực lượng vũ trang xã Thống Nhất (Lạc Thủy) giúp đỡ gia đình chính sách xây nhà tình nghĩa.

Đại tá Triệu Kim Thắng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh cho biết: Mô hình "Hòm tiết kiệm ủng hộ người nghèo” là một trong những mô hình cụ thể hóa việc học và làm theo Bác của Bộ CHQS tỉnh. Mô hình đã được triển khai cách đây trên 15 năm, đến nay vẫn tiếp tục được duy trì hiệu quả. Từ mô hình, CBCS lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã quyên góp ủng hộ hàng trăm triệu đồng trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ chính sách, gia đình hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đáng nói hơn, từ mô hình, Bộ CHQS tỉnh đã mở rộng, cụ thể hóa việc học và làm theo Bác bằng nhiều mô hình, cách làm mới mang lại hiệu quả thiết thực, có sức lan toả cao.

Nổi bật là phong trào "Đồng hành cùng em đến trường”. LLVT tỉnh đã phối hợp cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhà hảo tâm quyên góp, trao tặng 3.737 chiếc xe đạp; 1.059 cặp sách; 208 máy tính Casio; 162 góc học tập tình thương; 22 chiếc quạt; 35 bộ bàn ghế; 750 thẻ bảo hiểm y tế; 388 suất học bổng; 309 bộ đồng phục học sinh; 15 chiếc giường; 855 suất quà, cùng hàng chục nghìn quyển vở; nhận đỡ đầu 152 học sinh hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 7,2 tỷ đồng. Phong trào không chỉ thực hiện trong phạm vi các cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh mà đã có sức lan toả mạnh mẽ, trở thành phong trào lớn trong toàn xã hội. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tự nguyện quyên góp ủng hộ và trao tặng hàng trăm chiếc xe đạp, hàng nghìn phần quà cho học sinh hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

LLVT tỉnh cũng triển khai có hiệu quả phong trào "LLVT tỉnh chung tay giúp đỡ người nghèo” với nhiều việc làm ý nghĩa, cụ thể, thiết thực để giúp đỡ nhân dân. Thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, LLVT tỉnh phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ xây mới 142 nhà Đồng đội, nhà Đại đoàn kết, nhà chính sách, nhà Chữ thập đỏ với tổng kinh phí hỗ trợ gần 6 tỷ đồng.

"Thời gian qua, đẩy mạnh học tập và làm theo Bác với tinh thần "mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”, LLVT tỉnh không ngừng xây dựng, gìn giữ và làm cho hình ảnh bộ đội Cụ Hồ luôn tỏa sáng trong lòng nhân dân. Điều đó được cụ thể hoá bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả; duy trì, nhân rộng các mô hình làm theo có sức lan tỏa rộng lớn, đi vào cuộc sống. Điển hình như mô hình xây dựng "Làng, bản văn hoá - quốc phòng” ở địa bàn đặc biệt khó khăn gắn với phong trào "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, Đại tá Triệu Kim Thắng nhấn mạnh. 

Theo đó, toàn tỉnh đã xây dựng 38 mô hình, nhiều mô hình có cách làm sáng tạo, được UBND tỉnh công nhận là điển hình cần được nhân rộng. Như mô hình "Làng văn hóa, quốc phòng - an ninh" ở xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thủy); "Gian hàng 0 đồng”; "Góc học tập 100 đồng”; "Đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó”... Cùng với đó, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập kết hợp làm công tác dân vận. Từ năm 2016 đến nay, CBCS LLVT tỉnh đã tham gia hàng chục nghìn ngày công tu sửa 80km đường giao thông nông thôn; làm mới 7,3km đường liên xã theo tiêu chuẩn nông thôn mới; làm mới 5,4km đường giao thông nông thôn; nạo vét 189,3km cống rãnh các trục đường liên thôn, liên xã; huy động 4.645 ngày công kè bai đá, phát quang đường làng, ngõ xóm; đào đắp khơi thông, nạo vét 26,9km kênh mương nội đồng; giúp đỡ 24 hộ chính sách, hộ nghèo tu sửa nhà ở; di dời hàng trăm hộ ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở; cải tạo trên 40 vườn tạp, phát quang 10ha rừng để phòng cháy chữa cháy...

Đại tá Triệu Kim Thắng, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh cho biết thêm: Từ những kết quả đạt được đã khẳng định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nền tảng trong xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên và chiến sỹ trong toàn LLVT tỉnh. Đẩy mạnh học tập và làm theo Bác còn góp phần quan trọng trong xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Cũng như tạo đột phá về xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu”; gìn giữ, phát huy và tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân. 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ nêu gương học tập và làm theo Bác

Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, lan tỏa sâu rộng trong các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Yên Thủy. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong học và làm theo Bác. Nổi bật là chị Bùi Thị Thêm (sinh năm 1993), Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Lạc Lương - một cán bộ tâm huyết, sáng tạo, luôn đi đầu trong các phong trào và hoạt động Hội bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Người đảng viên tiên phong, gương mẫu

Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh là đảng viên, lãnh đạo tiên phong, gương mẫu tu dưỡng, rèn luyện để lan tỏa tinh thần trách nhiệm, đạo đức cách mạng và sự tận tụy cống hiến, cùng tập thể cấp ủy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Những cựu quân nhân gánh việc làng, làm giàu trên quê hương

Khi rời quân ngũ, hành trang của người lính không chỉ là kỷ luật, ý chí kiên cường, mà còn là tinh thần "việc gì có lợi cho dân, cho nước thì hết sức làm”. Trở về quê hương, nhiều quân nhân trẻ không chọn con đường dễ dàng, mà tiếp tục gánh vác trách nhiệm mới: làm Bí thư chi bộ, Trưởng xóm, Thôn đội trưởng, trực tiếp tham gia công tác ở cơ sở. Trong số đó, nổi bật là 3 tấm gương tiêu biểu: Hà Duy Quang (Bí thư chi bộ xóm Ngoã, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu), Ngần Văn Thủy (Trưởng xóm Mỏ, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu) và Bùi Văn Oành (Thôn đội trưởng xóm Rậm Cọ, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn).

Những tấm gương thương binh tàn nhưng không phế

Họ là những người con của quê hương Hòa Bình hăng hái lên đường, tham gia chiến đấu trên các mặt trận, chiến trường và góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 50 năm sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, những thương binh, bệnh binh ấy với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ vẫn không ngừng nỗ lực, cống hiến sức mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vinh danh những công nhân tiêu biểu

Phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng, thu hút và khơi dậy sự sáng tạo của công nhân lao động (CNLĐ). Những tấm gương lao động sản xuất giỏi trên các lĩnh vực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.

Người “truyền lửa” qua những kỷ vật chiến tranh

Những ngày tháng Tư lịch sử, trong ngôi nhà của Thiếu tướng Bùi Đình Phái, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình ở xóm Kha Lạ, xã Phong Phú (Tân Lạc) lúc nào cũng rộn vang tiếng nói cười của con trẻ. "Khách” đến nhà ông chủ yếu là đoàn viên, thanh niên, học sinh các trường trong xã và khu vực lân cận. Cũng không ngạc nhiên khi câu chuyện giữa chủ nhà và các vị khách nhỏ tuổi là những câu chuyện kể về chiến tranh, về những kỷ vật ông còn lưu giữ, sưu tầm và mang về sau chiến tranh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục