Sinh năm 1984 tại xã Nánh Nghê (Đà Bắc), bác sỹ Bùi Thị Chửng là tấm gương tiêu biểu của tuyến y tế cơ sở đã dành trọn tâm huyết, nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa.


Bác sỹ Bùi Thị Chửng, Trưởng trạm y tế xã Nánh Nghê  (Đà Bắc) thăm khám cho bệnh nhân nhi.

Được đào tạo trình độ chuyên môn bác sỹ đa khoa, với vai trò Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nánh Nghê, đồng thời là Bí thư chi bộ trạm, chị không ngừng nỗ lực, thực hiện tốt công tác chuyên môn và triển khai các chương trình y tế quốc gia như phòng, chống tâm thần, ung thư, tiêm chủng mở rộng, IMCI, tuyên truyền giáo dục sức khỏe… Bên cạnh thành tích nhiều năm liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, điều làm nên dấu ấn sâu sắc của bác sỹ Bùi Thị Chửng là những câu chuyện đời thường nhưng đầy nhân văn trong quá trình công tác.

Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ, bác sỹ Bùi Thị Chửng cho biết: Đó là lần đi công tác tại Trạm y tế Suối Nánh (cũ) năm 2009, ngày ấy phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu, thường phải đỡ đẻ tại nhà. Khi biết tin thai phụ mang thai ở tháng thứ 7 đau bụng, có dấu hiệu chuyển dạ đẻ non, tôi đã đến tận nhà thai phụ thăm khám, nhận thấy ngôi thai ngược, chuyển dạ đẻ non. Sau khi chào đời, em bé được đặt trên miếng tã trên một cái mẹt, cân nặng có 1,5kg, khóc yếu, không bị dị tật bẩm sinh. Lúc đó, người nhà thấy em bé nhỏ xíu, xấu xí nên đã đề nghị bác sỹ mang bỏ đi, không cần phải cắt rốn và lau cho bé. Tôi đã từ chối và tư vấn cho gia đình không được vứt bỏ vì cháu bé vẫn còn khóc. Lúc này người nhà đều bỏ đi, chỉ còn lại mình tôi cố gắng chăm sóc bé và tư vấn cho người mẹ cách nuôi dưỡng trẻ. Sau đó hàng ngày tôi đều đến hỏi thăm hai mẹ con, dần dần em bé cũng biết bú mẹ và lớn theo thời gian. Đến nay em bé đã lớn và khỏe mạnh.

Trường hợp khác là dịp nghỉ Tết năm 2010, bác sỹ Bùi Thị Chửng đang ở nhà thì nghe Trưởng trạm y tế lúc bấy giờ là ông Xa Đào Ngon gọi đi đỡ đẻ cùng. Sau khi sinh em bé khỏe mạnh, hồng hào, không bị dị tật bẩm sinh, nhưng 2 ngày sau bé có biểu hiện tím tái, ngừng thở, người nhà thấy vậy gọi điện cho bác sỹ Chửng, chị lập tức đến thấy em bé đã tím tái, ngừng thở nằm gọn trong bọc tã, người nhà, hàng xóm tập trung đến vì nghĩ cháu bé khó qua khỏi. Chị đã nhanh chóng bế cháu bé ra giữa nhà sàn làm hồi sức, ép tim và hà hơi thổi ngạt, lát sau cháu bé hồng hào trở lại. Tuy nhiên, hôm sau cháu bé lại có triệu chứng tím tái, chị đã gọi điện cho bác sỹ bệnh viện huyện Đà Bắc, được tư vấn chuyển cháu bé xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhờ được chuyển viện điều trị kịp thời nên sau khi nằm lồng ấp 15 ngày, sức khỏe của cháu bé ổn định và trở về với gia đình. 

"Thầy thuốc như mẹ hiền” - lời dạy của Bác Hồ chính là phương châm sống và làm việc của bác sỹ Bùi Thị Chửng. Không chỉ giỏi chuyên môn, chị còn là người truyền cảm hứng, gắn bó với nghề, với đồng nghiệp, nhất là với nhân dân vùng cao còn nhiều khó khăn. Chị xứng đáng là tấm gương sáng tuyến y tế cơ sở - người lãnh đạo tâm huyết, người thầy thuốc nhân hậu, được nhân dân tin yêu, quý mến.


Hồng Duyên


Các tin khác


Những tấm gương thương binh tàn nhưng không phế

Họ là những người con của quê hương Hòa Bình hăng hái lên đường, tham gia chiến đấu trên các mặt trận, chiến trường và góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 50 năm sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, những thương binh, bệnh binh ấy với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ vẫn không ngừng nỗ lực, cống hiến sức mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vinh danh những công nhân tiêu biểu

Phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng, thu hút và khơi dậy sự sáng tạo của công nhân lao động (CNLĐ). Những tấm gương lao động sản xuất giỏi trên các lĩnh vực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương.

Người “truyền lửa” qua những kỷ vật chiến tranh

Những ngày tháng Tư lịch sử, trong ngôi nhà của Thiếu tướng Bùi Đình Phái, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình ở xóm Kha Lạ, xã Phong Phú (Tân Lạc) lúc nào cũng rộn vang tiếng nói cười của con trẻ. "Khách” đến nhà ông chủ yếu là đoàn viên, thanh niên, học sinh các trường trong xã và khu vực lân cận. Cũng không ngạc nhiên khi câu chuyện giữa chủ nhà và các vị khách nhỏ tuổi là những câu chuyện kể về chiến tranh, về những kỷ vật ông còn lưu giữ, sưu tầm và mang về sau chiến tranh...

Ký ức hào hùng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Minh Giám

Trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cái tên Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Minh Giám luôn được nhắc đến như một biểu tượng của lòng dũng cảm, sự kiên trung và tinh thần chiến đấu quật cường.

Sáng mãi tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ” giữa thời bình

Trở về quê hương từ khói  lửa chiến tranh với thương tật 65%, thương binh Nguyễn Văn Tún ở xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình vẫn tiếp tục hành trình mới - cứu người bằng y học cổ truyền, tiếp nối lý tưởng "Bộ đội Cụ Hồ”, sống vì cộng đồng và phụng sự Tổ quốc.

Chàng trai 8X với 38 lần hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. Tiêu biểu là anh Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1986, khu Đồng Văn, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Trên cương vị là Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy, anh Đạt luôn gương mẫu trong công việc và tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, trong đó anh đã 38 lần tham gia HMTN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục