Nhiều CCB trong tỉnh phát triển kinh tế trang trại đem lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh T/L

Nhiều CCB trong tỉnh phát triển kinh tế trang trại đem lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh T/L

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn hiện có 2.245 CCB tham gia sinh hoạt trong tổ chức chức Hội, chiếm 98% tổng số CCB trong toàn huyện. Thấm nhuần lời dạy của Bác "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", những CCB, CQN của huyện đã hăng hái thi đua phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng

 

Để giúp hội viên có được nền tảng vững chắc trong việc phát triển kinh tế gia đình, các cơ sở Hội đã đứng ra tín chấp với ngân hàng cho hội viên được vay trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội còn huy động nguồn đóng góp quỹ hội trị giá trên 300 triệu đồng cho các hội viên nghèo, có hoàn khó khăn vay không tính lãi. Hàng năm, Hội phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng LĐ-TB& XH, Ngân hàng Chính sách - xã hội mở các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, sử dụng, quản lý nguồn vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời, bồi dưỡng cho hội viên kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp...

 

Có sự hỗ trợ về vốn và kiến thức, những CCB, CQN trong toàn huyện đã tập trung phát triển kinh tế với đa ngành nghề. Đến nay, toàn huyện đã có 75 trang trại vừa và nhỏ do CCB, CQN làm chủ, thu hút trên 380 lao động. Trong 5 năm qua, các hội viên đã trồng được 450 ha rừng, cải tạo 20 ha mặt nước, ao hồ, đập để nuôi trồng thủy sản. Có 10 gia đình hội viên chăn nuôi bò sinh sản với số lượng 30 con trở lên, 2 hộ có đàn dê trên 150 con. Thời gian gần đây, CCB huyện đã phát triển 2 mô hình thí điểm nuôi nhím, lợn lòi giống và 2 mô hình nuôi dế thương phẩm. Đây là hướng đi mới mà CCB huyện Kỳ Sơn đã học hỏi từ huyện bạn vận dụng vào việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho gia đình.  khu vực thị trấn và các xã nằm ven quốc lộ 6 có nhiều hội viên năng động trong việc tiếp cận thị trường, đã đứng ra thành lập 4 tổ hợp chổi chít xuất khẩu, có 7 hội viên là chủ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Với phương châm phát triển kinh tế  đa ngành nghề, đến nay các mô hình trang trại, các tổ dịch vụ thương mại, sản xuất vật liệu xây dựng của CCB, CQN đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 800 lao động.

 

Theo đánh giá của Hội CCB huyện, từ năm 2005 đến nay, phong trào thi đua phát triển kinh tế gia đình, xóa nghèo và chống tái nghèo đã được các hội viên hưởng ứng nhiệt tình thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Ngay ở các xã đặc biệt khó khăn như Độc Lập, Phúc  Tiến... các hội viên cũng đã tiếp cận với cách làm ăn mới, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Toàn huyện đã có 40 hội viên mua được ô tô vận tải phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, 80 hội viên sắm được máy cày bừa và 60 hội viên làm dịch vụ máy say sát...

 

Đến nay,  mức thu nhập bình quân trong hội viên đạt 15 triệu đồng/ người/ năm. Số hội viên có mức sống khá, giàu chiếm 54,45%, số hộ có mức sống trung bình chiếm 45,3%, còn lại 0,52% thuộc diện hộ nghèo. Với nền tảng cơ bản đó, Hội CCB Kỳ Sơn đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2012 sẽ xóa hết hộ nghèo, không còn hội viên nào phải sống trong những căn nhà dột nát.

 

Phát huy tính tập thể trong phong trào CCB gương mẫu và nhiều phong trào khác, 5 năm qua, Hội CCB huyện liên tục được được UBND tỉnh và T.Ư hội CCB Việt Nam tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, năm 2007, Hội CCB huyện xếp vị trí dẫn đầu trong toàn tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc, công nhận là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh.  Năm 2008, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.

           

Nhìn lại chặng đường 5 năm hoạt động của Hội, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn đánh giá: Hội CCB huyện đã thể hiện rõ là một lực lượng trung  kiên, nòng cốt, khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện.

 

                                                                                                                                                                                                     Thúy Hằng 

 

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục