Chị Lường Thị Quý, tiểu khu Liên Phương - TT Đà Bắc tình nguyện hỗ trợ 300.000 đồng/tháng cho em Lường Đức Long, tiểu khu Bờ trong 5 năm học đại học

Chị Lường Thị Quý, tiểu khu Liên Phương - TT Đà Bắc tình nguyện hỗ trợ 300.000 đồng/tháng cho em Lường Đức Long, tiểu khu Bờ trong 5 năm học đại học

(HBĐT) - Đến thị trấn Đà Bắc hỏi thăm, có lẽ không ai không biết đến chị Lường Thị Quý, Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương. Chị Quý được biết đến không chỉ như một nữ Bí thư chi bộ cơ sở năng động, nhiệt tình, một hội viên tiêu biểu trong phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, mà còn là một người có tấm lòng nhân ái.

 

Sinh ra và lớn lên tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, chị Quý có hơn 20 năm cống hiến trong lực lượng công an. Năm 2003 kết thúc công việc ở cơ quan về với cuộc sống đời thường, chị nghĩ ngay đến việc phát triển kinh tế gia đình. Trong khi đang loay hoay tìm một hướng đi hiệu quả thì phong trào nuôi nhím giống bắt đầu suất hiện ở các tỉnh phía Bắc. Qua sách báo, biết đây là một nghề đang  mở hướng thoát nghèo cho nhiều nông dân các tỉnh bạn, chị bàn với chồng mua nhím giống về nuôi. Gần như là người tiên phong nuôi nhím giống ở Đà Bắc nên chị phải tự học hỏi từ cách cho ăn, phòng bệnh cho đến cách ghép đôi ra sao để nhím đạt hiệu quả sinh sản. Nhờ chịu khó tìm tòi, chị đã thành công với đôi nhím đầu tiên mua về. Từ đó, chị tiếp tục nhân rộng nhím giống, đến nay trong chuồng nhà chị có 20 đôi nhím sinh sản. Không chỉ làm giàu cho mình, người phụ nữ năng động ấy còn giúp đỡ rất nhiều hộ gia đình nghèo khác vốn, giống và kỹ thuật để họ phát triển nuôi nhím nâng cao thu nhập cho gia đình.

 

Người phụ nữ giầu lòng nhân ái này còn tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và tích cực đầu tư giống cho các hộ gia đình nghèo hai xã Trung Thành và Đoàn Kết. Hỏi chị về những dự án của mình, chị  tâm sự: Mong muốn của tôi là không mốn thấy những em nhỏ hiếu học phải từ bỏ ước mơ con chữ của mình, muốn vậy thì gia đình các em phải có một điều kiện kinh tế ổn định”. Không chỉ bây giờ mà ngay từ khi còn phục vụ trong ngành công an, gia đình chị đã trở thành mái ấm cho 5 em nhỏ nghèo từ xã vùng cao Đoàn Kết xuống thị trấn theo học, đều là con em ở quê chồng chị. Năm 1993, một tai nạn khủng khiếp đã cướp mất mạng sống của người em trai chồng chị để lại một cậu con trai nhỏ mới lên ba và người mẹ bị tâm thần. Thương hai mẹ con côi cút, chị đưa cháu về nuôi và cũng từ đó gia đình chị trở thành mái ấm của nhiều cảnh đời éo le khác. Đã có thời điểm hai vợ chồng chị gồng gánh nuôi ba cháu theo học hết cấp III. Em mồ côi, em gia đình ly tán… tất cả đều được chị gọi là con, rồi tự mình đưa các cháu đi thi đại học, tự tay chị chuẩn bị hành trang để các cháu vào trường chuyên nghiệp.

 

Bây giờ, khi các con đã đi học xa, chị lại tự mình tìm đến một gia đình nghèo khác để “xin” được hỗ trợ cùng nuôi con họ ăn học suốt 5 năm đại học. Đó là trường hợp của em Lường Đức Long, tiểu khu Bờ, TT Đà Bắc. Năm học 2009, Long thi đỗ ba trường đại học nhưng với số tiền thu nhập ít ỏi của người mẹ bán hàng rong, bố đau ốm luôn lại phải nuôi một người chị đang học đại học. Đúng lúc đó, chị Quý đã quyết định, hỗ trợ em mỗi tháng 300.000 đồng cho đến ngày em ra trường. Số tiền dù ít ỏi nhưng chị đã dành vào đó cả tấm lòng của mình vì vậy, nghĩa cử cao đẹp của chị đã thực sự là niềm động viên, khích lệ giúp Long tự tin trên con đường học tập.

 

“Chỉ mong các em hãy học tập làm một người công dân tốt, thành đạt để sau này có thể về quê giúp đỡ những cảnh đời khác”, đó là tâm sự cũng là nguyện vòng lớn nhất của người phụ nữ giầu lòng nhân ái này.

                                                                                                          

 

                                                                           Đinh Hòa

           

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục