Suốt cuộc đời mình, ông Nguyễn Văn Hậu (trái) luôn kiên định trên con đường cách mạng của dân tộc.

Suốt cuộc đời mình, ông Nguyễn Văn Hậu (trái) luôn kiên định trên con đường cách mạng của dân tộc.

(HBĐT) - Giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm, đến giờ, khi đã ở cái tuổi cổ lai hy, cả ông Nguyễn Văn Hậu và bà Lê Thị Tâm trở thành những nhân chứng sống cuối cùng được chứng kiến, tham gia vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong những ngày mùa thu lịch sử cách đây vừa tròn 66 năm.

 

Cũng đã khá lâu chúng tôi mới có dịp ngồi trò chuyện cùng ông. Ở cái tuổi 92, sức lực và trí lực đều đã giảm nhưng lần nào trò chuyện ông cũng kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng tham gia hoạt động cách mạng với sự hào sảng, sôi nổi và nhiệt huyết như có một ngọn lửa đang bùng cháy trong tim. Giở từng trang hồi ký như lần tìm lại thuở thanh xuân của hơn 60 năm trước nhẹ nhàng như những thước phim quay chậm, ông kể: Những năm 1941 - 1943, khi mới vừa 20 tuổi, ông bị giặc Pháp bắt vào làm y tá trong nhà tù Hòa Bình. Chính nơi này, ông đã được những người tù cộng sản bị giam giữ giác ngộ con đường cách mạng giải phóng dân tộc. ông được chính những đồng chí trong chi bộ nhà tù Hòa Bình khi ấy kết nạp Đảng. Bắt đầu từ đây, ông đi trên con đường cách mạng đầy gian truân nhưng bền bỉ, vững chãi và kiên cường. Có lần ở nhà ông, chúng tôi được gặp cụ Vũ Thơ, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh. Cụ Thơ đã khẳng định: Nguyễn Văn Hậu là một trong những đảng viên đầu tiên của tỉnh, bằng tinh thần, nhiệt huyết cách mạng. ông đã góp công lớn trong phong trào cách mạng tại địa phương và xây dựng các khu căn cứ cách mạnh chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

 

Khu căn cứ cách mạng mà cụ Vũ Thơ nhắc đến đó là chiến khu Giằng Xèo (Tu Lý) - khu căn cứ cách mạng đầu tiên của tỉnh. Tại đây, Ban Cán sự Đảng tỉnh đã mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên gồm 20 thanh niên thị xã Hòa Bình và châu Mai Đà rồi tiếp đến những lớp quân sự được mở tại các khu căn cứ Mường Diềm (Đà Bắc), Thạch Yên (Cao Phong), Mường Khói (Lạc Sơn). Từ đây, những hạt giống đỏ đã tỏa đi xây dựng phong trào cách mạng khắp nơi và họ đều đã trở thành những cán bộ cốt cán của phong trào. Trong phong trào cách mạng sục sôi ấy, cùng với ông Nguyễn Văn Hậu, hiện còn sống ở thành phố Hòa Bình là bà Lê Thị Tâm. Tham gia phong trào cách mạng từ khi mới 20 tuổi, bà là người phụ nữ duy nhất tham gia lớp huấn luyện quân sự ở khu căn cứ cách mạng Giằng - Xèo. Trở về từ chiến khu sau khi đã hoàn thành lớp huấn luyện quân sự, bà đã cùng những người đồng chí, đồng đội tích cực xây dựng phong trào cách mạng tại thị xã Hòa Bình. Với sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, họ đã cùng nhau vượt qua khó khăn để xây dựng, lãnh đạo phong trào cho đến ngày giành lại chính quyền về tay nhân dân.

 

Nhớ lại thời khắc lịch sử ấy, ông Nguyễn Văn Hậu hồi tưởng: Trước ngày khởi nghĩa, chúng tôi đã bàn với các hội viên “Công chức cứu quốc” vận động nhân dân tham gia khởi nghĩa giành chính quyền, xóa bỏ ách áp bức bóc lột. Còn đối với bà Lê Thị Tâm, thời điểm đó mãi mãi là những ký ức không phai nhạt. Bà kể: Trong khí thế chuẩn bị khởi nghĩa, mặc dù đói khát, điều kiện khó khăn nhưng chúng tôi vẫn hăng hái tham gia đội tự vệ đỏ cứu quốc, rải truyền đơn, dán áp phích, kẻ khẩu hiệu phản đối địch và phân công nhau khâu hàng chục lá cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm cho khởi nghĩa. Đúng ngày 23/8/1945, ngay từ tờ mờ sáng, lực lượng khởi nghĩa từ Tu Lý về đã phối hợp cùng lực lượng từ chiến khu Mường Khói, Cao Phong - Thạch Yên và thị xã Hòa Bình cùng đông đảo nhân dân lao động tiến về chiếm Phủ bộ đường. Cả thị xã khi đó sục sôi khí thế cách mạng. Quần chúng nhân dân nô nức tham gia tuần hành, khí thế bừng lên long trời, lở đất. Quân khởi nghĩa tỏa đi chiếm trại Bảo an binh, sở cẩm, dinh lũy của tri phủ buộc chúng phải đầu hàng chính quyền cách mạng. Không thể tả hết niềm vui chiến thắng. Từ đây, phong trào cách mạng toàn tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, chưa đầy 10 ngày sau, các châu trong tỉnh lần lượt giành được chính quyền về tay nhân dân. Chiến thắng ấy đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc trong mùa thu lịch sử năm 1945 không thể nào quên.

 

Sau cách mạng, cả ông Nguyễn Văn Hậu và bà Lê Thị Tâm được giao giữ nhiều trọng trách quan trọng của tỉnh và của thị xã. Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, họ cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là người phát động, thúc đẩy những phong trào cách mạng tại địa phương. Cho đến bây giờ, khi cả ông Hậu và bà Tâm đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng họ vẫn lựa chọn “duy nhất một con đường” - Đó là con đường cách mạng, con đường duy nhất đúng đã đưa dân tộc Việt Nam từ vị thế bị áp bức bóc lột trở thành những người làm chủ đích thực với cuộc sống tự do, hạnh phúc hôm nay.

 

 

                                                                                Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục