Rừng xoan của anh  Đinh Văn Giáp trồng từ những ngày đầu lên núi lập nghiệp.

Rừng xoan của anh Đinh Văn Giáp trồng từ những ngày đầu lên núi lập nghiệp.

(HBĐT) - Từ một hộ nghèo nhất xóm Mó La, xã Tu Lý (Đà Bắc), anh Đinh Văn Giáp đã nhận 15 ha đồi hoang hoá để cải tạo trồng mía, ngô, xoan, luồng. Mảnh đất đó, hiện nay đã giúp anh có thu nhập trên 200 triệu mỗi năm và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Anh được Sở LĐ-TB&XH chọn là một trong hai người điển hình gương sáng thoát nghèo.

 

Sinh ra và lớn lên ở xóm Mó La. Trưởng thành, anh Giáp đi làm cán bộ Bưu điện huyện. Khi xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, cơ quan chuyển lên cao. Anh quyết định nghỉ việc ở nhà làm nông nghiệp. Khi đó, gia đình anh có 6 miệng ăn chỉ trông vào vài trăm m2 ruộng lúa, trở thành hộ nghèo nhất xóm. Để có thêm cái ăn, thỉnh thoảng anh lên rừng kiếm măng củ, củ mài cho qua ngày. Thấy điều kiện nhiều đồi đất cỏ hoang, anh vay mượn tiền mua trâu, bò về nuôi vừa để lấy sức kéo, vừa tạo việc làm cho các con. Nhờ chịu khó làm ăn, sau vài năm cuộc sống của gia đình anh tạm ổn định. Để có thu nhập thêm cho gia đình, anh bán trâu để mua máy xay xát phục vụ bà con quanh vùng.

 

Năm 1994, huyện Đà Bắc thực hiện chủ trương của Nhà nước phủ xanh đất trống - đồi núi trọc đã giao 15 ha đất đồi hoang cho các hộ ở xóm Mó La. Trước đây, khu đồi này nhiều năm  bỏ hoang hóa chỉ để chăn thả trâu, bò cho các hộ trong xóm. Sau 2 năm, bà con được giao đất không làm với lý do đường xa, nhiều trâu, bò thường xuyên phá hoại hoa màu. Trước tình trạng đó, anh xin nhận lại tất cả diện tích trên để làm. Được Dự án 747 hỗ trợ giống, anh trồng 10 ha luồng và xoan. Không có vốn, anh quyết định bán trâu, bò và máy xay xát để thuê người phát hoang. Anh nghĩ, với diện tích luồng, xoan này, khoảng 10 năm mới cho thu hoạch. Trước mắt trồng ngô để lấy ngắn nuôi dài. Muốn cho thu hoạch cao phải chọn giống ngô mới cho năng suất cao. Ngoài sức làm của mình, anh thuê người phát hoang, cày đất. Do đất mới nên vụ ngô đầu tiên cho anh thu nhập khá. Năm, sau khi nhà máy mía đường có chủ trương mở rộng vùng nguyên liệu, anh đã ký hợp đồng trồng mía cho nhà máy. Với đức tính cần cù, chịu khó sau vài năm, gia đình anh thoát nghèo có của ăn, của để. Ngoài sức lao động, đến thời vụ, anh nhận thêm người ở xóm làm thuê cho anh. Có thời điểm khi vun, bóc lá mía hoặc thu hoạch ngô, anh thuê đến 40-50 người làm. Đến nay, trung bình mỗi năm, anh đã có thu nhập trên 200 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương. Thấy anh làm ăn được, nhiều hộ gia đình đã lên đây mở thêm diện tích đồi hoang để làm. Năm trước, anh bỏ tiền ủi đường tạo điều kiện chở ngô, mía cho gia đình và bà con. Anh đã trở thành một trong ít người vươn lên làm giàu chính trên mảnh đất quê mình ở Đà Bắc.

 

 

                                                                                 Việt Lâm

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục