CCB Nguyễn Văn Viện, xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) chăm sóc đồi rừng chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình.

CCB Nguyễn Văn Viện, xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) chăm sóc đồi rừng chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình.

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm trong quân đội, CCB Nguyễn Văn Viện (sinh năm 1962) ở xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Quyết tâm vượt nghèo khó, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.

 

Nói về những ngày đầu khó khăn, ông Viện cho biết: Trước đây, khu vực này còn hoang vu lắm, xung quanh cây cối um tùm. Ông cùng vợ phải cải tạo, vỡ hoang chăn nuôi gà, vịt. Những năm đầu do chưa có kinh nghiệm, nên có khi thất bát, lợn, gà, vịt chết hàng loạt làm cho gia đình ông lao đao. Sau nhiều năm làm kinh tế, ông nhận thấy nếu muốn thoát nghèo phải tìm hướng đi mới hiệu quả hơn. Năm 1985, với số vốn tích luỹ được và bạn bè, gia đình giúp đỡ, ông đã mạnh dạn đầu tư vào trồng rừng và đã thu được những kết quả nhất định. Từ động lực đó, gia đình ông chuyển sang phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Với ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, ông Viện tiếp tục bắt tay phát triển kinh tế. Tuy sức khỏe có hạn nhưng ông vẫn “khăn gói” tìm đến các mô hình trang trại làm ăn hiệu quả ở các địa phương để tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, cách thức xây dựng chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh; đồng thời, tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ về KHKT do xã, huyện tổ chức và nghiên cứu thêm trên sách, báo. Để mở rộng mô hình trang trại, năm 2008, ông tiếp tục vay thêm 16 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư nuôi nhím, dê, trâu, bò và gia cầm. Nhờ chịu khó và sử dụng vốn vay có hiệu quả, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông đã có 4 ha cây keo và 0,5 ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, gia đình còn có 12 con dê, 6 con nhím, 8 con bò, 2 con trâu và trên 50 con gà. Từ phát triển sản xuất và chăn nuôi, hàng năm, thu nhập của gia đình ông sau khi trừ chi phí đã đạt gần 200 triệu đồng. Giờ đây, những năm tháng khó khăn của gia đình CCB CCB Nguyễn Văn Viện đã qua đi, cuộc sống gia đình ổn định, con cái được học hành đầy đủ, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất và phương tiện sinh hoạt có giá trị. 

 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, những năm qua, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tinh thần gương mẫu của người đảng viên, ông Viện luôn là người cán bộ Hội CCB năng nổ, nhiệt tình với các hoạt động, phong trào tại địa phương, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và được đồng chí, đồng đội quý mến. Với vai trò là Phó Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Tâm, ông luôn quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên CCB, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn về cây, con giống. Ông luôn nhắc nhở bản thân dù trong thời chiến cũng như thời bình phải sống, làm việc và học tập theo gương Bác trong từng hành động và thực tiễn cuộc sống.

 

 

                                                                           Hoàng Huy

 

Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục