(HBĐT) - Là những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, anh Thụy và chị Hồng ở xóm Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã phải xoay sở đủ nghề để kiếm sống và nuôi các con ăn học. Cuộc sống của họ tuy vất vả, song anh chị lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, bởi lẽ các con chính là nguồn động viên, là niềm hy vọng để anh chị có thể vượt qua mọi lo toan của cuộc sống đời thường.

 

Anh Thụy, chị Hồng lấy nhau từ năm 1992 và đến đầu năm 1993 thì ra ở riêng. Bố mẹ nghèo nên cuộc sống của anh chị rất vất vả. Từ khi có đứa con đầu lòng, người đàn ông trụ cột trong gia đình ấy đã bao đêm trăn trở suy nghĩ, làm thế nào để có thể vực được kinh tế của gia đình. Vì thế, ngoài cấy lúa, anh chị đã vay mượn tiền để đầu tư vào làm vôi, dịch vụ cho thuê phông bạt đám cưới. Khi không còn tôi vôi để xây nhà nữa, anh đã chuyển sang nhận thầu đất ở xóm Mom, xã Phú Minh để sản xuất gạch. 20 năm qua, thành công đến với anh thì ít, thất bại thì nhiều nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cuộc sống của anh chị đã dần ổn định. Vài năm lại đây, gia đình anh đã có mức thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, anh chị còn tạo được việc làm cho nhiều lao động quanh vùng. Con cái đi học xa, nhà chỉ còn 2 vợ chồng, anh chị mỗi người một việc, anh lo quản lý lò gạch, còn chị lo toan việc đồng áng và nuôi một đàn lợn. Là người sống tự lập nên ngay từ khi các con còn nhỏ, anh chị đã dạy ý thức tự giác trong học tập, vì anh chị tâm niệm: “chỉ có học, có kiến thức mới có thể thoát khỏi đói nghèo”. ý thức được bố mẹ chính là người ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của con cái nên anh chị luôn sống hòa hợp, hạnh phúc, cư xử với hàng xóm hòa nhã, đúng mực để làm gương cho các con. Anh chị luôn coi các con như những người bạn để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Sự tảo tần của anh Thụy, chị Hồng đã được đền đáp xứng đáng bởi thành tích học tập của 2 đứa con ngoan. Con gái lớn Vũ Thị Lan Anh, khi còn học phổ thông nhiều năm liền là học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt đạt giải ba trong kỳ thi học sinh gỏi quốc gia môn văn cùng nhiều giải thưởng ý nghĩa khác. Hiện, em đang là sinh viên năm thứ 2 trường đại học Luật Hà Nội. Do học tập và tu dưỡng tốt nên em luôn được nhận  học bổng của nhà trường. Còn với em trai Vũ Công Hào là học sinh lớp 12 chuyên Trung trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, không chỉ học giỏi, năm học nào Hào cũng được tín nhiệm bầu làm cán bộ lớp. Năm học lớp 11 vừa qua, em đã đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Trung và được nhà trường lựa chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Không chỉ làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi, anh Thụy, chị Hồng luôn gương mẫu trong thực hiện quy ước, hương ước của xóm. Hiện nay, anh đang là UVBCH Hội Nông dân và là đại biểu HĐND xã Hợp Thịnh.

 

Tài sản lớn nhất và niềm tự hào lớn nhất của anh Thụy, chị Hồng là những tấm giấy khen, bằng khen của 2 đứa con, giấy khen gia đình hiếu học và danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc của huyện nhiều năm liên tục.

 

 

                                                                          Nguyễn Phượng

                                                                     (Đài TT-TH Kỳ Sơn)

 

Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục