Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh (người đứng) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm  cho phụ nữ thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong).

Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh (người đứng) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở tỉnh ta không còn mặn mà với trang phục, với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, bao năm nay, nghệ nhân Bùi Thị Hạnh ở xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) mang tâm huyết của truyền cho thế hệ trẻ.

 

Đưa chúng tôi đi xem những khung cửi đang dệt thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn, bà Hạnh tâm sự: “Ngày nay, hàng may sẵn nhiều, nên nghề dệt thổ cẩm dần mai một. Việc cưới xin của người Mường cũng được đơn giản hóa, nhà trai không yêu cầu cô gái mang chăn, gối, thổ cẩm nữa và bây giờ giới trẻ cũng ít mặc váy Mường. Tôi được mẹ dạy dệt từ năm 12 tuổi nên khi lớn lên thấy mọi người ngày càng ít quan tâm đến nghề tôi xót lắm. Nhiều lúc nghĩ nếu cứ như thế này nghề dệt thổ cẩm sẽ ngày càng mai một. Do vậy tôi quyết tâm khôi phục lại nghề cho lớp  trẻ”. Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh phải mất nhiều thời gian để vận động và truyền dạy cho phụ nữ trong xóm cách dệt. Thấy bà có nghề và yêu nghề nên phòng VH-TT các huyện trong tỉnh mời về truyền dạy bà con cách dệt, có lần bà còn được mới đi dạy ở Bắc Cạn...  

Với lòng yêu nghề, sự đam mê, bà đã dạy cho nhiều người cách dệt. Lớp học của bà ít nhất là 40 người và nhiều nhất 70 người. Ngoài ra bà còn dạy cho các hộ nghèo trong xã để giúp cho các hộ có thêm thu nhập. Dù đã 66 tuổi nhưng bà vẫn quyết tâm khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Hiện tại trong nhà nghệ nhân Bùi Thị Hạnh có 6 khung dệt, ngoài thời gian dạy mọi người, bà cũng mang những đồ đã dệt như thắt lưng, khăn vuông, cạp váy ra  chợ bán và đổ buôn cho các xã ở huyện Kim Bôi. Bà chia sẻ: Mỗi tuần, tôi đi 4 phiên chợ dịp Tết, mỗi buổi chợ bán được 6 - 7 triệu đồng thổ cẩm, còn những dịp bình thường thì 2 - 3 triệu đồng, ngoài ra khách hàng còn đặt làm tại nhà, mỗi mét thổ cẩm cũng bán được 50.000 đồng.  

Trong những năm gần đây bà luôn tạo ra những sản phẩm phù  hợp với nhu cầu người dùng, bà tìm đến những làng nghề truyền thống ở các huyện  Mai Châu, Tân Lạc... để học hỏi sự sáng tạo của các nghệ nhân.  

Được sống với nghề truyền thống của dân tộc, với nghệ nhân Bùi Thị Hạnh đó là niềm tự hào và hạnh phúc khi dệt nên những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cũng góp phần truyền dạy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường không bị mai một.

  

                                                        Thanh Hoa  (TTV)  

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục