Hà Thị Minh Huệ vượt qua khó khăn truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.

Hà Thị Minh Huệ vượt qua khó khăn truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.

(HBĐT) - Cuộc sống của cô Hà Thị Minh Huệ, tổ 25, phường Tân Thịnh (TPHB) là một câu chuyện đầy xúc động về nghị lực vượt lên số phận, không khuất phục bệnh tật, hoàn cảnh éo le theo đuổi ước mơ truyền đạt kiến thức cho học sinh thân yêu, nỗ lực cống hiến cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

 

Huệ sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo. Bố mất sớm, nhà chỉ có 3 mẹ con. Người anh trai cưới vợ, gửi con ở lại, đi làm công trường ở xa. Nhà nghèo nên Huệ chỉ dám mơ học ngành sư phạm. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị thi đỗ trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Đang học năm thứ 2, ngành hóa - sinh, tai ương bất ngờ ập xuống cuộc đời Huệ. Hôm ấy đang dọn đồ trên gác xép, Huệ trượt chân rơi từ cầu thang xuống đất rồi ngất lịm. Cú ngã quái ác làm xương đĩa đệm của chị gẫy vụn, thành ra liệt cả người. Mẹ dồn tiền, vay mượn chạy chữa, phẫu thuật cho Huệ ở tận Bệnh viện Xanh Pôn thế nhưng cú ngã đó vẫn để lại di chứng nặng nề. Ngày cầm tờ giấy xuất viện, Huệ vẫn chưa thể nghĩ mình bị liệt đôi chân, mất khả năng vận động, ngồi mà như nằm. Cả ngày di chuyển trên xe lăn. Mỗi khi trời nồm hay chuyển mùa, toàn thân đau êm ẩm. 1 năm ròng rã chạy chữa, vật lộn với hậu quả tai ương, trong Huệ vẫn cháy bỏng ước mơ được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho các em thơ. Chị quyết tâm nộp đơn tiếp tục theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Quá trình học gian nan vô cùng, không được bảo lưu kết quả học tập, phải học lại từ đầu. Ngoài sinh hoạt bất tiện, hàng ngày, Huệ phải vượt qua những mặc cảm của bản thân, nhiều lúc chật vật lết tới giảng đường mà cứ thấy tủi tủi, nước mắt vòng quanh. Nhiều người ái ngại cho hoàn cảnh gia đình bảo Huệ thôi học vì học xong chẳng nơi nào dám nhận. Ngay cả những người có bằng giỏi còn không xin được việc huống chi cô gái tật nguyền. Cô Hòa, mẹ Huệ kể lại, thấy con yêu sách mà thương quá dọn đến ở cùng con, vừa phụ hồ kiếm tiền trang trải, vừa giúp con trong sinh hoạt để cố gắng lấy bằng tốt nghiệp dù sau này chẳng biết có sử dụng được không. Suốt mấy năm ròng rã, thiếu thốn, Huệ vẫn đều đặn tới giảng đường, chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu để theo được các bạn và tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành hóa - sinh vào năm 2005. Ra trường, cầm tấm bằng trên tay, trở lại KDC sông Đà nghèo, Huệ tiếp tục đối mặt với cuộc sống khó khăn vì không có điều kiện xin được việc làm nhưng không quên ước mơ cháy bỏng được làm thầy truyền đạt dạy dỗ các em thơ, là khi Huệ đọc và hiểu tư tưởng của Bác Hồ khi Người đến động viên các cô, chú thương binh tàn nhưng không phế, trở thành phương châm sống của người khuyết tật. Sau này, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành phong trào rộng khắp trong mọi tầng lớn nhân dân ngày càng có ảnh hưởng đến cuộc sống, việc làm của Huệ.

 

Huệ đã mạnh dạn đem những kiến thức đã học để truyền đạt cho những em học sinh ở KDC, giúp các em ôn luyện kiến thức và cũng giúp bản thân vơi đi nỗi nhớ giảng đường. Sau nhiều năm miệt mài nỗ lực, trau dồi, truyền đạt kiến thức bằng tình yêu thương và trách nhiệm, lớp học đặc biệt của cô giáo Huệ đã trở thành địa chỉ trao gửi của bà con không chỉ ở khu phố. Đến giờ lớp học của Huệ luôn có 50-60 học sinh, phần lớn là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên Huệ không thu phí miễn các em chăm ngoan và có ý thức học. Học sinh nhiều lứa tuổi, từ THCS đến ôn thi lớp 10 rồi luyện thi đại học. Nhiều học sinh của Huệ đã trúng tuyển các trường chuyên Hoàng Văn Thụ như em Đỗ Mai Hương, Đỗ Hoàng Oanh, Quang Mạnh Hải, Nguyễn Văn Phú đỗ chuyên hóa; nhiều em đỗ đại học như Nguyễn Thùy Dương, Phạm Thị Quý, Nguyễn Thị Huyền...

 

Với nhiều học sinh, hình ảnh cô giáo Huệ  ngồi xe lăn ân cần chỉ bảo cho các em đã trở nên thân thương và là tấm gương sáng về nghị lực khắc phục bệnh tật, khó khăn vươn lên hòa nhập cuộc sống, giúp ích cho cuộc đời.

 

 

 

                                                                              Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục