(HBĐT) - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là yêu cầu tất yếu của sự phát triển bền vững, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 24/12/2021 về CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh ra Quyết định số 785/QĐ-UBND, ngày 22/4/2022 về ban hành Đề án "CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030”. Trên cơ sở đó, công tác CĐS đang được các cấp, các ngành rốt ráo triển khai thực hiện.


Cán bộ, công chức huyện Tân Lạc chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả công việc

Trong năm 2022, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo CĐS tỉnh đã kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện CĐS, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cũng ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện CĐS tại cơ quan, đơn vị. Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác CĐS trên địa bàn tỉnh đã được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và đạt được một số kết quả quan trọng ban đầu, tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc CĐS của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Hiện 30/30 sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã kiện toàn Ban Chỉ đạo CĐS và ban hành quy chế, kế hoạch triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo. 

Điểm nhấn là trong xây dựng chính quyền số, hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai tới 100% cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Các cơ quan nhà nước xử lý văn bản điện tử hoàn toàn trên môi trường mạng qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, đồng thời thực hiện ký số văn bản điện tử, liên thông gửi lên trục liên thông quốc gia. Cùng với đó là hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh hiện có 162 điểm cầu được duy trì hoạt động ổn định, trong đó có 1 điểm cầu trung tâm đặt tại Văn phòng UBND tỉnh; 10 điểm cầu tại UBND các huyện, thành phố; 151 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh hoạt động hiệu quả, đảm bảo thông tin liên lạc, chất lượng âm thanh, hình ảnh rõ nét, tổ chức các cuộc họp nhanh, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí. 

Hiện, trên toàn tỉnh đã thành lập 1.482 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xóm, 151 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với gần 13.000 thành viên. Đây được xem là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo về CĐS các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, đưa người dân lên nền tảng số, người dân tiên phong sử dụng để thúc đẩy, dẫn dắt chính quyền.

Cùng với bước chuyển của chính quyền số, thời gian qua, kinh tế số cũng được đẩy mạnh và triển khai rộng khắp các lĩnh vực kinh tế. Nổi bật là kinh tế số nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và bền vững trên sàn thương mại điện tử Portmart.vn và Voso.vn. Đến cuối tháng 11/2022, Hoà Bình có 4.195 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, đứng thứ 4/25 các tỉnh miền Bắc và đứng thứ 5 toàn quốc; có 12.345 giao dịch thành công đứng thứ 18/25 các tỉnh miền Bắc và đứng thứ 28 toàn quốc. Việc phát triển kinh tế số đã dần thay đổi nhận thức, cách làm truyền thống của người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm từ bó hẹp trong địa bàn, trong huyện, trong tỉnh ra ngoại tỉnh, toàn quốc.

Giá trị, hiệu quả của CĐS mang lại được khẳng định ngày càng rõ nét. Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực này, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND, ngày 2/12/2022 về CĐS tỉnh Hoà Bình năm 2023, với mục tiêu chung: Hoàn thành cơ bản các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị thông minh; từng bước hoàn thành CĐS đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến trình CĐS ở một số lĩnh vực. Phấn đấu từng bước nâng tỉnh Hòa Bình nằm trong nhóm xếp hạng khá của quốc gia trong Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số Chuyển đổi số DTI. Thực hiện CĐS đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; triển khai CĐS trên ở các lĩnh vực ưu tiên, góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển nhanh, bền vững…

Theo đó, UBND tỉnh xác định một số lĩnh vực cần ưu tiên CĐS gồm: Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; giáo dục; nông nghiệp; GTVT và logistics; TN&MT; văn hóa - du lịch; tài chính - ngân hàng và lĩnh vực dân tộc.

Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch CĐS tỉnh Hoà Bình năm 2023, UBND tỉnh đề ra 5 giải pháp trọng tâm là: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp (DN). Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ. Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin. Tăng cường hợp tác quốc tế. 

Đặc biệt với giải pháp về phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, DN, UBND tỉnh chỉ đạo cần phối hợp DN bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của DN; tạo điều kiện, hỗ trợ DN giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số. Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển chính quyền số; rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số. Chuẩn hóa kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước. Tăng cường phối hợp với các Tập đoàn CNTT lớn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh…

Bình Giang

Các tin khác


Công ty Điện lực Hòa Bình đẩy mạnh số hóa dịch vụ điện năng

(HBĐT) - Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để số hóa dịch vụ điện năng. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước hoàn thành mục tiêu số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH).

Huyện Lạc Sơn xây dựng chính quyền số thân thiện, phục vụ người dân

(HBĐT) - Theo thống kê, từ tháng 1 - 3, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) huyện Lạc Sơn tiếp nhận 3.903 hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đã giải quyết và trả kết quả 2.658 hồ sơ, đang giải quyết 1.256 hồ sơ, không có hồ sơ bị quá hạn.

Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử

(HBĐT) - Được sự hỗ trợ của Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), bà Võ Thị Phượng, thôn Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) không mấy khó khăn trong việc hoàn thiện các thủ tục chứng thực hợp đồng giao dịch vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế gia đình qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Huyện Mai Châu đưa Đề án 06/CP đến gần với người dân

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030", huyện Mai Châu đang đẩy mạnh các giải pháp để đưa Đề án 06/CP đến gần hơn với người dân.

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch.

Quyết tâm chuyển đổi số trong các hoạt động của Đoàn

(HBĐT) - Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2022 - 2027, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động xung kích, tình nguyện phát triển KT-XH. Đặc biệt trong năm 2023, tuổi trẻ trong tỉnh quyết tâm cao thực hiện tiên phong chuyển đổi số (CĐS), qua đó góp phần đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục