(HBĐT) - Xác định phát triển hạ tầng thông tin góp phần tạo động lực thúc đẩy KT-XH, những năm qua, tỉnh luôn chú trọng chỉ đạo đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.



Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Lạc Thủy ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. 

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 5 doanh nghiệp đầu tư hạ tầng viễn thông và cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet (VNPT Hòa Bình, chi nhánh Viettel Hòa Bình, FPT, MobiFone và Vietnammobile), với 25 tổng đài chuyển mạch; 151 xã có dịch vụ điện thoại cố định, đạt 100%. Các nhà mạng đã phủ sóng di động 2G/3G/4G đến 100% xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ phủ sóng di động theo khu dân cư đạt 95,8% (100% xã, phường, thị trấn có đặt trạm thu phát sóng di động (BTS) để phủ sóng thông tin di động). Tổng số có trên 900 nghìn thuê bao điện thoại; thuê bao băng rộng cố định trên 120 nghìn. Xây dựng mới nhiều tuyến cáp quang, nâng số cáp quang toàn tỉnh trên 9.000 km.

Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) đã báo cáo Bộ TT&TT xét duyệt cho 3 doanh nghiệp viễn thông: Viettel, VNPT và MobiFone triển khai lắp đặt 41 trạm BTS tại 41 thôn/xóm thuộc vùng lõm sóng của tỉnh nhằm giúp người dân được tiếp cận thông tin, hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến. Báo cáo Bộ TT&TT xét duyệt phân bổ cho địa phương 11.034 máy tính bảng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chấp thuận 13 vị trí cho các doanh nghiệp viễn thông lắp đặt trạm BTS trên địa bàn các huyện, thành phố. Triển khai các nội dung thỏa thuận hợp tác toàn diện về ứng dụng CNTT và viễn thông đã ký kết giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, thỏa thuận hợp tác về việc cung ứng dịch vụ bưu chính - hành chính công với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Qua thỏa thuận hợp tác, các tập đoàn đã đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất tăng cường khả năng phục vụ, phát triển hệ thống bưu chính viễn thông trên toàn tỉnh.

Tính đến nay, 100% cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối internet băng thông rộng; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc tại cấp tỉnh đạt 98%, cấp huyện 91%, cấp xã 88%. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 183 điểm; trong đó, 32 điểm tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và 151 UBND xã, phường, thị trấn. Một số sở, ngành (GD&ĐT, Tài chính, TN&MT, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh) có Trung tâm dữ liệu nhỏ có từ 3 - 10 máy chủ để cài đặt các phầm mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Trung tâm dữ liệu của tỉnh đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp để cung cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động của các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh, phần mềm chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, lưu trữ dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã kết nối với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành T.Ư thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia (NGSP) để phục vụ mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, đảm bảo việc gửi - nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp. Ngoài ra, đảm bảo kết nối, liên thông các phần mềm ứng dụng dùng chung, phần mềm chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, chia sẻ, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh được đầu tư triển khai với 11 điểm cầu kết nối từ UBND tỉnh tới 10 huyện, thành phố, phục vụ các cuộc họp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh với các địa phương. Ngoài ra, 10/10 huyện, thành phố chủ động đầu tư, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp huyện tới cấp xã, góp phần mang lại hiệu quả trong tổ chức các cuộc họp, tiết kiệm thời gian đi lại, kinh phí văn phòng phẩm. Hệ thống phòng họp không giấy của UBND tỉnh được triển khai để tổ chức các cuộc họp UBND tỉnh từ quý III/2021, đảm bảo mục tiêu phục vụ tốt triển khai cuộc họp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu, giúp hiện đại hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở TT&TT cho biết: Phát triển hạ tầng thông tin có tác động quan trọng đến vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh. Trong thời gian tới, ngành TT&TT tiếp tục tăng cường tham mưu, chủ động đề xuất với Bộ TT&TT, UBND tỉnh ban hành hệ thống văn bản quản lý ngành phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng then chốt gắn với ưu tiên phát triển hạ tầng TT&TT. Qua đó, tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống TT&TT từ tỉnh đến cơ sở, nhằm đảm bảo thông tin phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.


Đinh Thắng

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục