Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan toả mạnh mẽ, hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại tỉnh Hoà Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Những nỗ lực này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, mà còn trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững.


Từ đầu tư hệ thống máy móc cải tiến quy trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến của Hợp tác xã Green Life, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) là nông sản chế biến được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh.

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đạt được nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực KHCN và ĐMST. Tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 40%, chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) đứng thứ 44 toàn quốc. Hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ với 100% xã được phủ sóng internet băng rộng cáp quang, tỷ lệ phủ sóng di động 4G đạt trên 96% diện tích và khu dân cư. Tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt trên 85%; chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; chỉ số chuyển đổi số xếp thứ 42 cả nước...

Theo đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở KH&CN, trong năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước về KHCN tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Sở đã chủ động, tích cực tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đồng thời ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện, thúc đẩy phát triển KHCN và ĐMST. Triển khai hiệu quả Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về "Phát triển KHCN và ĐMST gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2025”. Những nhiệm vụ về KHCN đã được phê duyệt có sự đổi mới về nội dung nghiên cứu phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, sau nghiệm thu kết thúc đã bàn giao cho các sở, ngành để triển khai, ứng dụng vào thực tiễn; tập trung nghiên cứu, cho ý kiến về công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn thiết bị công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoạt động sáng kiến, sáng tạo được phát huy; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, 97,7% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết sớm hạn…

Những năm gần đây, việc thu hút, sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển KHCN và ĐMST được quan tâm, đẩy mạnh. Toàn tỉnh có 21 doanh nghiệp thành lập Quỹ KHCN với nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng, 15 tổ chức KHCN, 10 doanh nghiệp KHCN, nguồn nhân lực trong tổ chức KHCN không ngừng tăng. Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KHCN và ĐMST, chuyển đổi số với doanh nghiệp…

Ở các địa phương, việc ứng dụng KHCN và ĐMST trong sản xuất, kinh doanh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Điển hình như Công ty TNHH Nhưng Vần (Lạc Sơn) từng bước khẳng định vị thế bằng sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Năm 2024, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và là một trong những sản phẩm xuất khẩu nổi bật của tỉnh. Không ngừng phát triển, công ty tập trung đầu tư máy móc, áp dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết với Trường Đại học Y Hà Nội nghiên cứu chiết xuất và cho ra đời sản phẩm tinh dầu nghệ nguyên chất. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Sở KH&CN cùng các cơ quan chức năng và cấp uỷ, chính quyền các cấp, công ty tiếp tục xúc tiến thương mại, hoàn thiện các thủ tục hồ sơ năng lực để xuất khẩu sản phẩm sang các nước: Canada, Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới trong sản xuất, tận dụng lợi thế về địa lý, môi trường, nhân lực… giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Không ít mô hình có giá trị kinh tế cao như: trồng nho Hạ đen, trồng cây Bình vôi giống mới; tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mía tím Tân Lạc, Dê Đà Bắc... Nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Đầu tư nguồn lực đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, thế mạnh của địa phương. Cùng với đó, hoạt động ươm tạo, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức KHCN ngoài công lập cũng được đẩy mạnh; các đơn vị chủ động nghiên cứu, đổi mới, phát triển công nghệ, khởi nghiệp ĐMST bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, từng bước làm chủ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến…

Xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Hoà Bình đã bắt nhịp tinh thần đổi mới; thành lập Ban Chỉ đạo phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổi số tỉnh, đồng thời xây dựng Chương trình hành động số 33-CTr/TU, kế hoạch triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW với các chỉ tiêu bám sát chỉ đạo của Trung ương.

Với nền tảng là những kết quả nổi bật đã đạt được, Hoà Bình từng bước khẳng định vị thế trong công cuộc phát triển KHCN, ĐMST và chuyển đổi số. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục xác định KHCN và ĐMST là "chìa khoá” mở ra cánh cửa phát triển toàn diện, bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


Ngọc Ngân


Các tin khác


Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai phong trào "Bình dân học vụ số” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã, đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng lực số trong cộng đồng; tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.

Chuyển đổi số du lịch giảm bớt khâu trung gian, khách hàng trực tiếp đặt dịch vụ

Lựa chọn của khách hàng về dịch vụ trong du lịch đã thay đổi nhiều trong 3 năm qua, khiến các doanh nghiệp du lịch vận động, ứng dụng chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng.

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Trong thời đại công nghệ thông tin, người đọc nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở không chỉ ở thư viện mà còn từ nhiều nguồn với sự hỗ trợ của internet. Thói quen đọc bởi thế có sự thay đổi với những cách tiếp cận mới. Nhưng bất kể đọc bằng phương pháp nào sách vẫn luôn mang lại cho chúng ta những kiến thức phong phú. Duy trì và phát triển văn hóa đọc trong thời đại số chính là cách để mỗi người tích lũy thêm tri thức cho mình cũng như có những giây phút thư giãn sau một ngày căng thẳng và không bị tụt hậu so với thế giới bên ngoài.

Huyện Lương Sơn đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số

Là địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện tập trung quán triệt, triển khai đồng bộ, toàn diện, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển bền vững.

Hội thảo giải pháp chuyển đổi số ngành Y tế tỉnh Hòa Bình

Chiều 19/3, Sở Y tế phối hợp với VNPT Hoà Bình tổ chức hội thảo giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ngành Y tế tỉnh Hoà Bình năm 2025. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc ngành Y tế.

Phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực tăng trưởng

Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của BCĐ. Tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục