Tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM Park) ở xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong), Hiệp hội Bệnh viện tư nhân vừa tổ chức hội thảo "Tăng tốc chuyển đổi số y tế - Công nghệ và giải pháp cho bệnh án điện tử tại cơ sở y tế tư nhân”. Tham dự có các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Hoà Bình.
Quang cảnh hội thảo.
Ngày 14/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg yêu cầu 100% bệnh viện trên toàn quốc triển khai bệnh án điện tử, liên thông dữ liệu y tế, hoàn thành trước tháng 9/2025. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu tích hợp bệnh án điện tử và sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID trước ngày 30/9/2025.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế cho các cơ sở y tế tư nhân; giới thiệu các giải pháp công nghệ hiện đại, đặc biệt là ứng dụng bệnh án điện tử trong quản lý và chăm sóc sức khỏe. Đồng thời tạo diễn đàn kết nối giữa các đơn vị y tế, doanh nghiệp công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện trong hệ thống y tế tư nhân.
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù đã có cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số, nhưng việc triển khai bệnh án điện tử còn khá chậm. Tính đến tháng 5/2025, chỉ có 174/1.700 bệnh viện trên toàn quốc công bố triển khai bệnh án điện tử, bỏ hoàn toàn việc sử dụng bệnh án giấy.
Chính phủ và Bộ Y tế đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số với mục tiêu đến ngày 30/9/2025, 100% bệnh viện trên cả nước triển khai bệnh án điện tử. Các đại biểu cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số trong y tế; giải pháp công nghệ và kinh nghiệm thực tế khi triển khai bệnh án điện tử, với 8 tham luận từ các đơn vị cung cấp phần mềm công nghệ, bệnh viện tư nhân tiên phong trong chuyển đổi số, mang đến góc nhìn đa chiều, hành trình ứng dụng công nghệ vào quản lý y tế hiện đại…
H.L
Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ, ngày 18/4/2025 về triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động, tiện lợi. Cuối tháng 11/2024, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện Sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh; mục tiêu 80% công dân thường trú tại địa phương tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế (BHYT), sổ sức khỏe, giấy chuyển tuyến, sử dụng lịch hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID. Thời gian qua, để nâng cao tỷ lệ tích hợp ứng dụng này, Công an tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 và tích hợp thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID.
Ngày 15/4/2025 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia" do Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức. Hội thảo không chỉ đơn thuần là một sự kiện công nghệ, mà còn là tiếng nói của niềm tin và trách nhiệm, để tạo dựng một "hệ sinh thái minh bạch".
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, mà cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, nhiều tổ chức, cá nhân đã linh hoạt, nắm thời cơ, xóa bỏ mọi tư tưởng, rào cản, áp dụng khoa học, công nghệ (KHCN), chuyển đổi số (CĐS), cũng như sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng nông sản. Từ đó mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng... Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và CĐS của tỉnh Hòa Bình thời gian qua.
Triển khai phong trào "Bình dân học vụ số” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã, đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng lực số trong cộng đồng; tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.
Lựa chọn của khách hàng về dịch vụ trong du lịch đã thay đổi nhiều trong 3 năm qua, khiến các doanh nghiệp du lịch vận động, ứng dụng chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng.