(HBĐT) - Hệ thống chính trị vững mạnh thể hiện bằng hiệu quả các hoạt động tại địa phương. Thực tiễn ở huyện Kim Bôi cho thấy nơi nào quan tâm xây dựng hệ thống chính trị thì ở đó có sự phát triển.



Hệ thống chính trị được củng cố góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Ảnh chụp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả  xã Xuân Thủy (Kim Bôi).

Đồng chí Nguyễn Văn Xiêng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Kim Bôi từng khẳng định: Xóm là "cánh tay nối dài” của cấp xã; là nơi trực tiếp triển khai các chủ trương, chính sách và mọi khó khăn, vướng mắc cũng xuất phát từ đây. Cấp xã có vai trò tương tự như vậy đối với Đảng bộ, chính quyền huyện. Vì thế, huyện đặc biệt chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ngay từ cấp nhỏ nhất. Qua nhiều năm đã góp phần tạo nên những đổi thay tại địa bàn ở mọi lĩnh vực.

Điểm sáng trong công tác phát triển Đảng

Ở Đảng bộ xã Hùng Tiến cũ (nay là xã Hùng Sơn), trong nhiều năm, công tác phát triển Đảng gặp không ít khó khăn. Cụ thể, năm 2017, toàn Đảng bộ phát triển được 5 đảng viên mới; năm 2018 chỉ kết nạp được 2 đảng viên mới. Trong bối cảnh đó, chi bộ xóm Chỉ Ngoài nổi lên như một điểm sáng khi năm nào cũng kết nạp được 1 - 2 quần chúng ưu tú vào Đảng với chất lượng ngày càng nâng lên. 

Hiện nay, chi bộ Chỉ Ngoài là 1 trong những tổ chức Đảng có đông đảng viên nhất Đảng bộ xã với trên 40 đảng viên. Chia sẻ về kinh nghiệm, đồng chí Bí thư chi bộ Phạm Thị Quy cho biết: Hàng năm, chi bộ xây dựng nghị quyết về công tác phát triển Đảng; phân công đảng viên có kinh nghiệm, uy tín giúp đỡ quần chúng trong suốt quá trình phấn đấu, rèn luyện. Dựa trên kết quả khảo sát tình hình thực tế, chi bộ Chỉ Ngoài xây dựng nghị quyết về phát triển đảng viên hàng năm, trong đó giao chỉ tiêu cụ thể cho mỗi chi hội, đoàn thể. Với những chi hội, đoàn thể gặp khó khăn về công tác này, Ban chi ủy giao đảng viên phụ trách cùng gặp gỡ, trao đổi, tháo gỡ, tìm nguồn hội viên, đoàn viên ưu tú để kết nạp. 

Một giải pháp giúp đỡ quần chúng được chi bộ Chỉ Ngoài thực hiện khá hiệu quả, đó là với những quần chúng ưu tú được các chi hội, đoàn thể giới thiệu, chi ủy cử đảng viên đến tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như tuyên truyền, vận động. Khi nhận thấy quần chúng có sự đồng thuận và mong muốn tiếp tục phấn đấu, chi bộ cử đi học lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng. 

Song song với đó, Chỉ Ngoài thực hiện hiệu quả công tác khuyến học. Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn không có học sinh bỏ học. Vì vậy, quần chúng ưu tú là thanh niên luôn đạt và vượt yêu cầu trình độ đối với người xin vào Đảng. Mặt khác, chi bộ luôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn để tạo việc làm, thu nhập ổn định nhằm hạn chế người trong độ tuổi lao động đi làm xa, nhất là đoàn viên, thanh niên. 

Với cách làm đó, chi bộ Chỉ Ngoài không phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn như nhiều chi bộ khu dân cư. Chỉ tiêu phát triển đảng viên mới được giao hàng năm đều hoàn thành tốt. Năm 2017, chi bộ phát triển được 2 đảng viên mới; từ năm 2018 đến nay, mỗi năm phát triển 1 đảng viên. Hiện, chi bộ còn 2 quần chúng đã qua lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng, đang được cấp ủy, chi bộ tiếp tục bồi dưỡng để kết nạp.

Chuyển biến từ một nghị quyết 

Trước đây, người dân xã Kim Bôi có thói quen thả rông trâu, bò, dẫn đến việc chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc không hiệu quả. Năm 2011, cả xã có 79 con trâu, bò bị chết rét. Bên cạnh đó, từ khi xã cho người dân thuê đất sản xuất, việc trâu, bò thả rông vào phá cây trồng, hoa màu diễn ra khá phổ biến, gây bức xúc trong nhân dân. Trước thực trạng đó, dưới sự định hướng của Đảng ủy xã, chi bộ xóm Vố đã đi đầu trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề và ban hành nghị quyết chuyên đề về vận động Nhân dân nuôi nhốt gia súc tập trung.

Cùng với việc ban hành nghị quyết, Ban chi ủy giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên, đồng thời yêu cầu mỗi đảng viên phải đi đầu trong thực hiện. Thời điểm đó, đồng chí Bí thư chi bộ Bùi Văn Ngọ không ít lần trăn trở: Làm sao để thay đổi được thói quen của người dân từ chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt tập trung? 

Quyết tâm đưa nghị quyết vào cuộc sống, Ban chi ủy cùng đội ngũ đảng viên đến từng hộ tuyên truyền về lợi ích của việc nuôi nhốt; huy động thanh niên tham gia đóng góp ngày công phụ giúp các gia đình xây dựng, gia cố chuồng trại; vận động nhân dân trồng cỏ voi tăng thêm nguồn thức ăn cho gia súc… Đồng thời, đưa việc cấm thả rông gia súc vào quy ước, hương ước xóm, có tiêu chí xử lý rõ ràng. Chỉ sau thời gian ngắn, tình trạng trâu, bò thả rông tại xóm Vố từng bước được hạn chế. Nhờ đó, không chỉ đàn gia súc được bảo vệ mà hoa màu của bà con cũng không bị phá hoại như trước. Từ đây, phong trào lan tỏa đến các xóm trên địa bàn, việc nuôi nhốt trâu, bò tập trung được nhân dân tự nguyện thực hiện. Và cũng từ đó, xã hạn chế tối đa tình trạng trâu, bò chết do dịch bệnh hay đói, rét. 

Theo đồng chí Bùi Văn Mạnh, Bí thư Đảng ủy xã Kim Bôi, đẩy mạnh hỗ trợ người chăn nuôi, hàng năm, xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn Nhân dân cách chăm sóc, chọn con giống, phòng trừ dịch bệnh. Các tổ chức hội, đoàn thể đứng ra ký ủy thác với ngân hàng cho hội viên, đoàn viên vay vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi. Tổng đàn gia súc của xã ngày càng tăng lên, tính đến nay có trên 700 con, tạo hướng thoát nghèo bền vững cho Nhân dân.
 
Thực tiễn ở Đảng bộ huyện Kim Bôi đã chứng minh, nơi nào quan tâm xây dựng hệ thống chính trị thì ở đó có sự phát triển. Với việc tập trung nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, Kim Bôi đang bước đầu thu về "trái ngọt”. Từ Đảng bộ không hoàn thành chỉ tiêu về kết nạp đảng viên mới nhiệm kỳ 2015 - 2020, đến hết năm 2021, Đảng bộ đã trở thành điển hình của tỉnh về công tác phát triển Đảng. Trong 11 tháng của năm, Đảng bộ huyện đã hoàn thành chỉ tiêu cả năm với số đảng viên kết nạp là 130 đồng chí, trong đó, 75% trong độ tuổi thanh niên, tỷ lệ đảng viên mới có trình độ THPT trở lên chiếm trên 80%. "Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của chính quyền, nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng được thực hiện hiệu quả. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 13,8%; thu nhập bình quân đầu người 37,3 triệu đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,2%. Hoạt động của MTTQ và các tổ chức CT-XH tiếp tục được đổi mới với nhiều chuyển biến tích cực… Kết quả đó là minh chứng cho thấy hiệu quả những giải pháp nâng cao hệ thống chính trị cơ sở ở Kim Bôi”- đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy khẳng định.
(Còn nữa)

Hải Yến

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn không bỏ lỡ cơ hội phát triển: Bài 1 - Nghiêm túc đánh giá những thách thức cần giải quyết

(HBĐT) - Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền đã "xuống tiền” triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.

Trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022

(HBĐT) - Với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, sự chuyển động của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,13%, nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ đạt kết quả khá. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kịch bản tăng trưởng các quý còn lại của năm 2022, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, quyết liệt chỉ đạo giải ngân hấp thụ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách, tạo động lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 2 - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng - giải pháp căn cơ

(HBĐT) - Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc; mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu… Đó là những giải pháp căn cơ giúp Kim Bôi xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển. Và để thực hiện nhóm giải pháp đó, Kim Bôi xác định: Tập trung cho công tác cán bộ là nhiệm vụ tiên quyết.

Khó khăn trong phát triển đảng viên mới ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Năm 2021, Đảng bộ huyện Kim Bôi là một trong những điểm sáng khi hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới trước 2 tháng so với kế hoạch đề ra, với chất lượng đảng viên đảm bảo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay, Đảng bộ huyện chỉ phát triển thêm 46 đảng viên, trong khi chỉ tiêu được giao là 150, tức là dù đã nửa năm nhưng số đảng viên kết nạp mới chỉ đạt 30,7%.

Huyện Cao Phong: Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW: Quyết tâm, trách nhiệm, thực chất, chú trọng vai trò nêu gương

(HBĐT) - Hàng năm, ngay từ tháng 1, 100% cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), công chức, viên chức nghiêm túc xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo (HT) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu HT Bác được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, vai trò, trách nhiệm của từng người, không rập khuôn, hình thức. Điều đáng ghi nhận trong quá trình Đảng bộ huyện Cao Phong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là vừa phát huy được vai trò nêu gương của CB, ĐV, vừa tạo sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp nhân dân và người lao động. Vì thế, Đảng bộ huyện đã đưa việc HT Bác đi sâu vào cuộc sống.

Huyện Lạc Sơn: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ

(HBĐT) - Bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác cán bộ của huyện Lạc Sơn còn có một số hạn chế, bất cập như: Trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ cấp huyện chưa cao. Cán bộ lãnh đạo quản lý chưa mạnh về năng lực tổng hợp, tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Cán bộ cấp xã phần lớn từ cơ sở, không được đào tạo ngay từ đầu nên chất lượng, hiệu quả có phần hạn chế. Trong quản lý, giải quyết công việc còn ảnh hưởng của lối tư duy kinh nghiệm, văn hoá gia đình. Đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Bí thư Huyện uỷ cho rằng, đây là những rào cản trong lãnh đạo, quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH của địa phương và lòng tin của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục