(HBĐT) - Tại giai đoạn trước, Dự án giảm nghèo từng đầu tư hỗ trợ một số tiểu dự án sản xuất tại xã Phú Cường, Phú Vinh (Tân Lạc) cơ bản đạt kết quả đầu ra mong đợi. Song để tạo dấu ấn rõ nét hơn trong giảm nghèo bền vững, giúp nông dân tiếp cận với phương thức làm ăn mới, hoạt động liên kết thị trường đã lựa chọn thực hiện tại địa bàn trong khuôn khổ Dự án giảm nghèo giai đoạn bổ sung 2016 – 2018.

Diện tích gấc liên kết trồng và tiêu thụ mang đến cho dân xóm Khang, xã Phú Cường (Tân Lạc) cơ hội giảm nghèo bền vững.

 

Giống như 14 hộ nghèo khác ở xóm Khang, ông Đinh Văn Xiên, trưởng nhóm liên kết trồng và tiêu thụ gấc lần đầu tiên biết đến hoạt động trên. ông Xiên phấn chấn cho biết: Trước đây, trên diện tích đất đồi này, các gia đình trồng mía, trồng sắn, trồng ngô, thu nhập từ những cây trồng này chưa đủ để có thể thoát nghèo. Vì thế nên khi được tuyên truyền, hướng dẫn, đồng thời lựa chọn hưởng lợi từ liên kết, các hộ dấy lên nhiều hy vọng. Trên diện tích trồng gấc leo giàn, bà con vẫn có thể tận dụng trồng ngô, lạc, đậu xen. Quá trình thực hiện với 15 hộ hưởng lợi trực tiếp, dự án hỗ trợ toàn bộ cây giống và giàn lưới, người dân chỉ phải bỏ công chăm sóc, cột kèo đỡ giàn chủ động, tận dụng bương, tre. Bên cạnh đó, trong thời gian triển khai, hộ dân được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, liên kết có sự giám sát chặt chẽ từ phía dự án. Đặc biệt, đối tác liên kết tiêu thụ là Công ty TNHH đầu tư Việt Nam Xanh ký cam kết thu mua toàn bộ sản lượng gấc thu hoạch của bà con.

 

Trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua là thời điểm các nhóm hộ tham gia các liên kết trồng và tiêu thụ xuống giống gấc, chanh leo và giảo cổ lam tại địa bàn các xã Phú Vinh, Nam Sơn, Phú Cường. Theo ông Nguyễn Giáp Bảng, Trưởng ban dự án giảm nghèo huyện, những xã hưởng lợi đã trồng gần 100 ha diện tích cây trồng liên kết. Tất cả các liên kết đều đạt được cam kết tiêu thụ từ các doanh nghiệp uy tín. Cụ thể liên kết trồng và tiêu thụ gấc 43,18 ha tại xã Phú Cường, Phú Vinh được Công ty TNHH đầu tư Việt Nam Xanh cam kết tiêu thụ, liên kết trồng và tiêu thụ chanh leo 35 ha tại xã Phú Vinh, Nam Sơn được Công ty CP Nông nghiệp Hòa Bình cam kết tiêu thụ, liên kết trồng và tiêu thụ giảo cổ lam 20 ha tại xã Phú Cường được Công ty CP Biofarm cam kết tiêu thụ.

 

Hôm nay, trên những triền đồi, thung lũng ở các xã vùng nghèo Nam Sơn, Phú Vinh, Phú Cường đã xuất hiện màu xanh của gấc, chanh leo và giảo cổ lam thay thế những cây trồng cũ, kém hiệu quả, khả năng tiêu thụ bấp bênh. Hộ nông dân hưởng lợi lạc quan bởi cùng với sự hỗ trợ của dự án giảm nghèo, diện tích cây trồng liên kết đang phát triển, sinh trưởng tốt, kỹ thuật và việc chăm sóc phù hợp với điều kiện. Tiêu biểu là liên kết trồng và tiêu thụ gấc ở các xóm Vó, Khang của xã Phú Cường, liên kết trồng và tiêu thụ chanh leo ở xóm Xôm, Bái, Chiến, Dồ của xã Nam Sơn.

 

Theo kế hoạch, các liên kết trồng và tiêu thụ đồng loạt thu hoạch trong khoảng vào những tháng cuối của năm 2016. Anh Nguyễn Bá Kiên, cán bộ BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, phụ trách hoạt động liên kết thị trường tại huyện Tân Lạc cho biết: Các cây trồng lựa chọn đưa vào liên kết dễ làm, phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của nông dân. Quan trọng hơn cả là với hoạt động này, nông dân hoàn toàn yên tâm đầu ra sản phẩm. Chu kỳ thu hoạch của các loại cây trồng này kéo dài hàng chục năm. Theo tính toán của dự án, sản lượng gấc ước đạt 22 tấn/ha, chanh leo 50 tấn/ha, giảo cổ lam 10 tấn/ha. So sánh giá doanh nghiệp cam kết thu mua 6.000 đồng/kg đối với gấc, 5.000 đồng/kg đối với chanh leo và 7.000 đồng/ kg (lá tươi) đối với giảo cổ lam, mỗi ha liên kết đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng trở lên.

                                                                                 

 

                                                                               Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Hội thi Chỉ huy trưởng, chính trị viên Ban CHQS huyện, thành phố năm 2024

Trong 2 ngày (13 - 15/5), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thi "Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố” năm 2024.

Tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (BCĐ 515) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác đảm bảo đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (TKQTHCLS). Thượng tướng Võ Minh Lương, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng BCĐ 515 Quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 515 tỉnh.

Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục