(HBĐT) - Xã Tú Sơn nằm ở phía Tây Bắc của huyện Kim Bôi. Nơi đây có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Dao chiếm 21% gồm người Dao tiền và Dao quần chẹt. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các thế hệ người Dao ở Tú Sơn và các dân tộc khác cùng chung sức, đồng lòng, bền bỉ biến vùng đất hoang hóa thành một miền quê trù phú.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới chế độ phong kiến hà khắc, bà con phải chịu sự áp bức, bóc lột, quanh năm sống trong cảnh đói nghèo, cơ cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người Dao cùng các dân tộc trong xã đã đồng lòng, sát cánh chống "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Bà con tích cực tham gia các lớp bình dân học vụ, tăng gia sản xuất, xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang, mê tín dị đoan, du canh, du cư. Cuộc sống của bà con ngày càng được cải thiện. Đói nghèo ngày càng bị đẩy lùi, tỷ lệ mù chữ giảm, những hủ tục bị xóa bỏ, nếp sống văn hóa mới dần được thực hiện nghiêm túc.


Cán bộ xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) tuyên truyền, vận động bà con xây dựng nếp sống văn hóa, thi đua sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế.

Ông Triệu Văn Quý, Bí thư Chi bộ xóm Hạ Sơn cho biết: Trước đây, người Dao làm nhà lợp mái gianh và cột bương trên những triền núi cao, nhà hỏng thì lại bỏ đi ở nơi khác. Từ năm 1976, bà con xuống núi định cư lấy tên xóm là Hạ Sơn. Qua công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, bà con ngày càng được nâng cao nhận thức, tư tưởng tiến bộ hơn nhiều. Ngoài việc phối hợp cùng địa phương xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, bà con tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế. Có hộ trồng trọt, chăn nuôi, có hộ kinh doanh dịch vụ, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân. Từ đó, đời sống ngày càng khá hơn, trẻ em được học hành đến nơi, đến chốn, không phải theo bố mẹ du canh, du cư như thời trước nữa.

Trong thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống yêu nước, đồng bào người Dao xã Tú Sơn luôn nỗ lực phấn đấu phát triển KT-XH. Đến nay, hệ thống điện, đường, trường, trạm ở các xóm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bà con bỏ hẳn tập tục du canh, du cư. Những ngôi nhà xây kiên cố thay thế những ngôi nhà mái gianh xiêu vẹo, dột nát. Màu xanh của các loại cây trồng phủ kín vùng đất hoang hóa. Trong xóm, hầu như nhà nào cũng có ti vi, xe máy, khá hơn thì có thêm tủ lạnh, mày cày, thậm chí cả ô tô.

Đồng chí Lý Văn Chung, Chủ tịch MTTQ xã Tú Sơn cho biết: Hiện nay, toàn xã có 160 hộ người dân tộc Dao sinh sống tại 4 xóm: Hạ Sơn, Kim Bắc, Thung Dao và tổ 3, xóm Hợp Nhất. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, các phong tục như ma chay, cưới hỏi, lễ hội của người Dao ngày nay đã được rút ngắn thời gian và giảm kinh phí tổ chức. ANTT các địa bàn luôn được giữ vững, ổn định. Đời sống văn hóa được xây dựng đồng nghĩa với KT-XH không ngừng phát triển. Thông qua chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã, bà con có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, được vay vốn để phát triển kinh tế. Đến nay, thu nhập bình quân đạt trên 19 triệu đồng/người/ năm. Trên địa bàn xuất hiện nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi như: Hộ ông Lý Sinh Toàn, xóm Hạ Sơn có thu nhập trên 120 triệu đồng/năm; ông Dương Trí Hải, xóm Hạ Sơn thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; ông Triệu Phúc Thành, xóm Thung Dao Bắc thu nhập gần 150 triệu đồng/năm.

Thu Hằng


Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục