(HBĐT) - Trường không có kế hoạch chiêu sinh, tiếp nhận học sinh hoàn toàn bị động. Cán bộ, bộ đội và học sinh từ các nơi về có lúc tập trung đôi ba chục người, có lúc vài người; về thời điểm đầu năm học, có khi giữa năm hoặc cuối năm học. Trình độ văn hóa có người chưa biết chữ, có người đã học lớp 1, 2, nhiều anh, chị em nói tiếng phổ thông chưa sõi... Nhưng vượt lên những thử thách đó, Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đã đào tạo ra hàng trăm hạt giống đỏ, là UV BCH T.Ư Đảng, UV BTV Quốc hội, Trung tướng công an… và đông đảo hơn cả là lực lượng lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, Nam Trung Bộ.


 Cựu học sinh nhà trường tại tỉnh Đăk Lăk chia sẻ kỷ niệm những năm tháng học tập tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam.

Với đặc thù của trường, để có chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả, được sự giúp đỡ của các Ty Giáo dục: Hòa Bình, Hà Nam, Cao Bằng, trường đã vận dụng một cách sáng tạo đường lối, phương châm giáo dục của Đảng, luôn nghiên cứu khâu tổ chức, giảng dạy sao cho phù hợp. Nội dung chương trình học tập được biên soạn sát với đối tượng học sinh, giáo viên phải sản xuất ra nhiều đồ dùng giảng dạy, làm giáo cụ trực quan và giành nhiều thời gian tăng cường phụ đạo cho học sinh ngoài giờ lên lớp.

Từ năm 1959 - 1975, trường đã có 563 học sinh, cán bộ được cử đi học các ngành trung cấp chuyên môn; 380 người đi công tác "B", 450 người đi công tác thực tế vừa làm vừa học ở các tỉnh kết nghĩa. Đặc biệt, cán bộ, học viên các dân tộc có trình độ văn hóa cấp I, cấp II được chuyển về Nam công tác sau ngày miền Nam giải phóng là 460 người.

Theo danh sách thống kê chưa đầy đủ của Ban liên lạc cựu học sinh Trường cán bộ dân tộc miền Nam, nhiều gia đình cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc có từ 1 - 5 người con trưởng thành từ mái trường này giữ cương vị chủ chốt ở các sở, ban, ngành của tỉnh và Trung ương. Tiêu biểu như gia đình ông K So Ný có 3 người con là: Ksor Nhan, Ksor Nham, Ksor Phước giữ cương vị chủ chốt từ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai cho đến Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Gia đình ông A Ma Khê, nguyên Phó Giám đốc Trường Cán bộ dân tộc miền Nam có 6 người con thì có 4 người con học tập tại trường đã trưởng thành, trong đó có 1 người là Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, 1 người là Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy, 2 người là Phó Chủ tịch UBND tỉnh của tỉnh Đăk Lăk…
Trò chuyện với chúng tôi, bà Mai Hoa Niê Kdăm, nguyên TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết: Trong những năm tháng học tập, sinh sống tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, nhiều anh, chị em học viên dân tộc thiểu số miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau đã được rèn luyện, trưởng thành, trở những "hạt giống đỏ” cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ và tái thiết đất nước từ sau ngày giải phóng miền Nam tới nay. Từ không biết chữ, chưa nói rõ tiếng phổ thông, họ được giáo dục và trở thành những con người có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có kiến thức văn hóa, nhận thức chính trị. Nhiều người trong số đó đã giữ các cương vị chủ chốt của tỉnh, các sở, ban, ngành các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và có sự đóng góp ý nghĩa trong phát triển KT - XH mỗi địa phương.


                                                                          Dương Liễu

Các tin khác


Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” trao 200 xe đạp cho học sinh huyện Đà Bắc

Sáng 27/4, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện "Cùng em đến trường” dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục